Nền đất yếu liệu có ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng thi công công trình? Đâu mới là giải pháp giải quyết được những vấn đề này?
Việc khảo sát địa hình địa thế trong xây dựng là bước cực quan trọng. Đây chính là bước khởi đầu nhưng cũng là thời khắc quyết định phương án thi công. Tùy từng khu vực mà kết cấu những nền đất sẽ khác nhau. Có nơi còn khác nhau cả một trời một vực. Vậy bạn đã nghe qua nền đất yếu chưa? Bạn có biết lý do vì sao loại nền đất này lại bị các nhà thầu ghét bỏ không?
Nền đất yếu là loại nền đất không trụ được sức tải, không đủ độ bền và bị biến dạng. Các nền đất này chỉ có thể xây dựng được một số công trình nhỏ. Đất yếu là một loại đất không hề có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên. Bởi thế mà chúng ta thường thấy độ lún phụ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên của công trình.
Cũng chính bởi lý do này mà những nền đất được đánh giá yếu luôn thua thiệt sự yêu thích so với nền đất cứng. Các nhà thầu, nhà đầu tư thường cực kỳ không thích chất đất này chút nào.
Nền đất được đánh giá yếu
Chúng ta có thể nhận ra được những nền đất được cho là yếu thông qua một số những đặc điểm cực kỳ dễ nhận dạng như sau.
Nhận biết nền đất bị yếu
Chúng ta có thể bắt gặp những nền đất được đánh giá là yếu. Một số loại nền đất yếu có thể kể đến như sau:
Đất sét mềm: các loại đất sét hoặc vùng á sét tương đối chặt. Thông thường, lượng đất này luôn trong trạng thái bão hoà nước. Bên cạnh đó, cường độ của loại đất này được đánh giá thấp vô cùng.
Đất bùn: những loại đất thường được tạo ra thường môi trường nước. Đây chính là loại đất có thành phần hạt cực mịn. Loại đất này luôn ở trong trạng thái bị ứ hoặc no nước. Hệ số rỗng của nó cũng cực kỳ lớn. Độ chịu lực cũng chẳng được các chuyên gia đánh giá cao là bao.
Đất than bùn: Loại đất này được biết là một loại đất yếu. Nguồn gốc của đất này hoàn toàn là hữu cơ. Loại đất này được hình thành đến từ kết quả phân huỷ của những chất hữu cơ nơi những đầm lầy hay gần các bờ sông.
Cát chảy: Đây chỉ là một loại đất gồm những loại cát mịn tổ hợp mà thành. Kết cấu của loại đất này cực kỳ rời rạc. Có thể bị nén chặt hay bị pha loãng ra chính là kết cấu chính của loại đất này. Mức độ của nó quả thật cực kỳ đáng kể. Loại đất này chỉ cần chịu tải trọng chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy mà các bạn thường nghe.
Các dạng nền đất bị yếu
Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau đây để khắc chế được những nền đất yếu khó chịu.
Sử dụng cọc cừ tràm/ cọc tre
Đây có lẽ là phương pháp xử lý nền đất được đánh giá tốt nhất khi xử lý nền đất yếu. Những loại cọc này thường phát huy rất tốt khả năng của chúng trong nền đất có nước. Từ đó mà những nhà thầu cũng như nhà đầu tư nhanh chóng gia cố nền đất hiệu quả nhờ các loại cọc này.
Thay đổi kết cấu độ sâu của móng
Đây là phương pháp dùng để giải quyết sự sạt lún và tăng khả năng chịu tải của nền. Khi bạn gia tăng chiều sâu chôn móng thì giá trị chịu tải của nền cũng sẽ được gia tăng nhằm làm giảm sức lún.
Chọn ra loại móng thích hợp
Bạn có rất nhiều những lựa chọn về các loại móng khác nhau. Vì thế mà bạn phải lựa chọn ra loại cọc mà bạn muốn sử dụng. Lưu ý rằng, loại cọc mà bạn chọn phải phù hợp với thiết kế của công trình mà bạn dự tính xây. Khi bạn càng tăng diện tích của đáy móng, khả năng chịu lực sẽ càng cao. Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng với tác dụng tương tự đó!
Cách khắc chế nền đất bị yếu
Sử dụng những loại cọc nhân tạo
Những loại cọc nhân tạo sẽ giúp gia tăng phần nhiều sức chịu lực cho công trình. Những loại cọc nhân tạo thông dụng có thể kể đến là cọc bê tông cốt thép, cọc đất vôi, cọc xi măng.
Ở Việt Nam chúng ta sở hữu một đường bờ biển khá dài. Không những vậy còn có khá nhiều sông, suối, hồ,... Vì địa hình đa dạng như thế nên nền đất thường yếu. Và nền đất yếu này trước khi được gia cố cũng như xây dựng đến bước tiếp theo thì đều cần phải có những quy trình nhất định. Bởi vậy mà hy vọng, bài viết này có thể đem đến cho bạn nhiều những thông tin mà bạn đang cần nhé!
>> Tham khảo thêm về ép cọc bê tông