Khi xây nhà người ta vẫn hay quan trọng việc xác định tâm nhà để phân bố thiết kế công năng hợp lý và hợp phong thủy. Vậy tâm nhà là gì và cách xác định tâm nhà như thế nào. Mời quý bạn đọc xem chi tiết thông tin sau đây để nắm rõ và giải đáp cho thắc mắc của mình nhé.
Tâm nhà là trọng tâm của mặt bằng ngôi nhà, cũng giống như trọng tâm của một hình đa giác bất kì. Tâm nhà được xác định trên ngôi nhà, chứ không tính trên lô đất.
Theo phong thủy, cách xác định tâm nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền tài và vận khí của gia chủ nên rất được các gia đình Việt Nam chú trọng khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà. Thông thường, chủ nhà sẽ xin ý kiến của những nhà xem phong thủy hoặc thầy cúng.
Tuy nhiên, người trực tiếp xác định tâm nhà là các kỹ sư hay người thợ xây. Vì vậy, bên cạnh việc quan tâm đến phong thủy, gia chủ hãy bỏ túi thêm các cách xác định tâm nhà để hiểu rõ hơn việc làm của người trực tiếp đảm nhận.
Với ngôi nhà thuộc hình dạng này thì đây là lúc gia chủ thấy kiến thức toán học của mình có hữu ích. Nếu lấy điểm giao nhau của hai đường chéo để xác định tâm của hình chữ nhật và hình vuông thì đối với ngôi nhà cũng thực hiện tương tự.
Cách xác định tâm nhà cho những ngôi nhà vuông vức hoặc ít xéo
Trong xây dựng, dù là ngôi nhà có hình dạng như thế nào đều quy về hình chữ chữ nhật hoặc hình vuông (theo sự phù hợp của mảnh đất) rồi mới xác định tâm nhà theo đường chéo như cách ở trên. Do đó, Hòa Bình sẽ chia thành hai dạng để bạn đọc hình dung rõ hơn trong trường hợp này:
Hình dạng ngôi nhà có một góc khuyết nhỏ, nếu cắt phần này ra sẽ nhỏ hơn ⅓ so với còn lại thì các kỹ sư sẽ bắt đầu xác định tâm nhà bằng cách bù thêm một khoảng không gian vào ngay phần khuyết để ngôi nhà trở thành hình vuông hoặc chữ nhật và xác định định theo cách truyền thống.
Hình dạng ngôi nhà lồi ra một phần nhỏ, nếu cắt ra chúng sẽ có diện tích nhỏ hơn ⅓ so với phần còn lại thì người thi công sẽ loại bỏ ngay phần đó ra khỏi ngôi nhà thay vì bù một khoảng không gian như trường hợp đầu tiên và tiến hành áp dụng quy tắc toán học để xác định tâm nhà.
Thực tế, những ngôi nhà hiện nay có rất nhiều hình dạng khác nhau, đôi khi sẽ không khớp với hai trường hợp trên. Do đó, bản vẽ là cách sẽ được áp dụng cho cách xác định tâm nhà trong lúc này, nhưng cách này chỉ áp dụng với gia chủ hoặc những người thợ không biết về các phần mềm hay bản vẽ công nghiệp.
Theo đó, người thi công sẽ phác họa hình dạng ngôi nhà theo tỷ lệ đúng với diện tích ngôi nhà thực trên bìa cứng. Tiếp đến, cắt hết những phần dư thừa và giữ lại ngôi nhà vừa vẽ. Sau đó sử dụng đầu bút chì hoặc bất kỳ vật có mũi nhọn nào khác để nâng hình vẽ lên cao. Nếu vị trí nào giữ cho tấm bìa được thăng bằng, không rơi rớt thì đó là tâm của ngôi nhà. Cuối cùng, người thực hiện dùng bút chì đánh dấu lại điểm vừa giữ thăng bằng cho bìa cứng và dựa theo đó để xác định tâm nhà thực tế.
Theo mình biết thì tâm nhà thuộc ngũ hành Thổ, vậy nên cần tránh những yếu tố có ngũ hành Mộc hoặc Thủy nhiều, vì sẽ làm năng lượng ngũ hành Thổ yếu đi. Cụ thể hơn, cần tránh đặt cây lớn hoặc hồ cá, bể nước, bể bơi ở giữa nhà.
- Lưu ý điều này chỉ kị khi sự tương quan giữa cây, hoặc hồ nước so với ngôi nhà là đủ lớn. Nếu trồng cây nhỏ, hoặc chỉ là bể cá nhỏ thì sự ảnh hưởng này không đáng kể.
- Một số chuyên gia phong thủy cho rằng, bể chứa nước trên mái cũng nên tránh đè tâm nhà, vì bể nước này chứa thể tích nước lớn.
Đặc biệt nguy hiểm khi đặt hầm phân (bể tự hoại) tại tâm nhà. Đây không chỉ là nơi chứa nước đơn thuần, mà còn là nơi chứa nước bẩn, ảnh hưởng xấu về phong thủy sẽ tăng lên.
- Tương tự nếu ta đặt phòng vệ sinh ở tâm nhà, mà phòng vệ sinh ẩm ướt, hôi thối, thì ta nên thay đổi ngay vị trí phòng vệ sinh ra chỗ khác, bởi khí uế sẽ dễ lan tỏa ra khắp nhà.
- Ngoài tâm nhà ra, thì mình thấy có nhiều chuyên gia phong thủy cũng lưu tâm đến trục đi ngang tâm nhà, tức đường thẳng đi qua tâm nhà, song song với 2 cạnh bên căn nhà. Đối với trục này, cũng cần tránh đi ngang qua những nơi có uế khí, như phòng vệ sinh, hầm phân, hố ga.
- Một lưu ý nữa mà mình tìm hiểu được chính là tâm nhà cần sự yên tĩnh, không động, không đi qua lại hoặc sinh hoạt tại tâm nhà. Cầu thang hoặc hành lang hạn chế đặt tại tâm nhà.
- Trường hợp nhà phố diện tích nhỏ, trục thang bắt buộc ở giữa nhà, thì cố gắng đặt tâm nhà vào giữa 2 vế thang. Vị trí đẹp nhất trong phong thủy để đặt tâm nhà là những khoảng sân trống hoặc ô giếng trời.
- Trường hợp tâm nhà đặt ở vị trí khác, nếu diện tích tại đó đủ rộng, có thể đặt chậu hoa, kệ thấp, hoặc vật trang trí,… nhằm mục đích tránh đi lại qua nơi này.
- Tâm nhà không nên có kết cấu kiên cố như cột, trụ, vật nặng đè lên. Việc này chẳng khác nào trái tim ngôi nhà đang bị đè ép, ngôi nhà không thể sống khỏe được.
- Thêm một lưu ý nữa chính là không đặt bếp tại tâm nhà vì năng lượng hỏa khí của bếp dễ lan ra khắp nhà. Về mặt thực tế, bếp đặt giữa nhà dễ làm cho mọi không gian bị ám mùi thức ăn.
Trên đây là một số thông tin về tâm nhà và cách xác định tâm nhà trên thực tế. Hy vong mang lại sự hữu ích cho quý bạn đọc.
Bạn đọc có thể xem thêm nhiều bài khác trên website về ép cọc bê tông hoặc các kiến thức khác trong xây dựng nhé. Thân mến.