Với các công trình có quy mô lớn hay thi công được thực hiện trên nền đất không quá lý tưởng thì việc sử dụng cốp pha để định hình bê tông nhão là điều không thể thiếu. Do đó, việc lắp ghép cốp pha cần phải đúng đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình không bị ảnh hưởng. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc cách ghép cốp pha cột chi tiết, đúng kỹ thuật, hãy theo dõi bài viết nhé!
Lắp cốp pha là quá trình lắp ráp các tấm ván khuôn lại với nhau bằng các phụ kiện liên kết. Sau khi thi công cốt thép cột xong sẽ được tiến hành lắp ghép cốp pha cột. Tùy thuộc vào từng loại công trình mà có hình dáng cốp pha phù hợp như hình chữ nhất, hình vuông, hình đa giác, hình tròn,…
Cấu tạo của cốp pha cột chính là các tấm ván được ghép lại với nhau bằng nẹp. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các tấm ván được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như:
Cốp pha panel được nhập khẩu từ Hàn Quốc và sử dụng phổ biến để làm cốp pha cột, cốp pha dầm.
Cốp pha bằng thép định hình.
Cốp pha bằng nhôm.
Cốp pha bằng nhựa thường được sử dụng ở nhà hàng hoặc nhà phố.
Không phải tự dưng người ta sử dụng cốp pha ở những công trình lớn hay công trình được xây dựng ở thổ nhưỡng không lý tưởng. Mà bởi cốp pha cột khi được lắp ghép đúng kỹ thuật sẽ mang lại những lợi ích như:
Trước khi tiến hành lắp ghép cốp pha cột, chúng cần phần phải tính toán tiết diện, chiều cao một cách hợp lý nhất và cần phải sắp xếp theo đúng quy trình nhất định.
Ghép cốp pha cột là quy trình tương đối cầu kỳ và phức tạp nên khi thực hiện cách ghép cốp pha cột cần tiến hành theo các bước sau:
Chuẩn bị trước khi ghép cốp pha cột
Để việc thi công được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng cột cũng như công trình thì cần phải chuẩn bị trước khi thực hiện cách ghép cốp pha cột.
Tiến hành cách ghép cốp pha cột
Thông thường, khi tiến hành ghép cốp pha cột sẽ được tiến hành theo các bước dưới đây.
Bê tông được đổ vào khối cốp pha thông qua cửa đổ hoặc máng đổ.
Chiều cao rơi tự do của bê tông khi đổ phải thấp hơn 2m để tránh trường hợp hỗn hợp bê tông có dấu hiệu đông trong quá trình rơi làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Đưa đầm dùi vào trong khối cốp pha theo phương pháp thẳng đứng, chiều sâu của mỗi lớp bê tông khi đầm khoảng từ 30cm đến 50cm. Điều này giúp việc đầm hỗn hợp được chắc chắn hơn.
Có thể đổ thêm lớp vữa xi măng với chiều dày khoảng 20cm ở đáy để khắc phục tình trạng bị rỗ của cột.
Để thực hiện cách ghép cốp pha cột chính xác, đúng kỹ thuật cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng:
Cách ghép cốp pha cột là phương pháp hữu ích giúp tạo hình bê tông đúng như thiết kế và mang đến sự bền vững, chắc chắn của cột cũng như công trình xây dựng. Vì vậy, giai đoạn này cần phải làm cẩn thận, nghiêm ngặt theo đúng quy trình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về ghép cốp pha cột và có thêm kinh nghiệm khi tiến hành lắp ghép.
>>Xem thêm về ép cọc bê tông hay một số kiến thức khác trong xây dựng