Các loại máy ép cọc bê tông Và lựa chọn máy ép cọc

Những giàn máy ép cọc bê tông phổ biến

Các loại máy ép cọc bê tông Và lựa chọn máy ép cọc

Các loại máy ép cọc bê tông Và lựa chọn máy ép cọc

Ép cọc bê tông đang là phương án thi công nền móng phổ biến và hữu dụng. Chính vì thế mọi người cũng đang quan tâm nhiều hơn đến các loại máy móc, công nghệ dùng để ép cọc bê tông. Hiện nay có những loại máy ép cọc bê tông nào phổ biến? Nên lựa chọn máy nào để ép cọc bê tông?. Chúng tôi sẻ chia sẻ cùng bạn thông tin này trong bài viết sau đây nhé.

Những giàn máy ép cọc bê tông phổ biến

Nhắc đến máy ép bê tông thì thông thường người ta hiểu là máy ép bê tông thủy lực (dùng hệ thống thủy lực để làm động lực truyền động điều khiển các cơ cấu ép cọc), dưới đây là một số máy ép cọc phân loại theo trình tự phổ biến.

Người ta thường phân loại theo cách thức ép hay đóng cọc sẽ phân loại ra là dạng máy ép cọc và búa đóng cọc. Máy ép cọc phổ biến có : máy ép tải, máy ép neo, máy ép robot; Búa đóng cọc có búa rung, búa xung. Ngoài ra có một số loại không phổ biến chúng tôi sẽ không nhắc đến ở đây nhé.

I. DÀN ÉP CƠ (Gồm áy ép neo, máy ép tải)

Máy ép bê tông giàn cơ gồm có máy ép neo và máy ép tải, đây là 2 loại máy thuộc kiểu máy ép đỉnh, tức là máy dùng lực đè nén lên đỉnh cọc bê tông để đưa cọc xuống lòng đất.

1. Máy ép neo

Máy ép neo là dàn máy ép cọc bê tông được sử dụng phổ biến trong quá trình thi công nền móng nhà dân. Phương pháp này sẽ sử dụng các mũi neo khoan sâu xuống lòng đất làm điểm tựa lực và dùng máy ép thủy lực để nén các cọc neo vào sâu trong lòng đất.

Các loại máy ép cọc dạng ép neo thường gồm :

  • Máy ép neo chân tó : 

Máy ép neo chân tó thịnh hành trong khoảng những năm 2000 là thế hệ máy ép cọc dùng neo đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam ngày nay hầu như người ta không sử dụng loại máy này nữa.

Cấu tạo cơ bản của dàn máy ép neo chân tó:

- Chân tó: là 3 chân chống tạo thành hệ giá đỡ hỗ trợ cẩu cọc và tháo lắp máy

- Khung máy ép: gồm khung dẫn hướng di động, khung dẫn hướng cố định, xi lanh ép, khung chính, khung phụ, hệ neo xoắn.

- Bộ nguồn máy ép: gồm bơm thủy lực, động cơ dầu diezen hoặc mô tơ điện, thùng dầu thủy lực, hệ thống điều khiển và các van thủy lực

Tính năng thi công của dàn máy ép neo chân tó:

- Tải trọng ép tối đa khuyến nghị cho máy : 50 (tấn)

- Ưu điểm:

- Kết cấu máy nhỏ gọn, dễ tháo lắp và vận chuyển.

- Phù hợp các công trình hẻm nhỏ hoặc mặt bằng thi công đặc biệt nhỏ, hẹp

- Nhược điểm:

- Thời gian thi công lâu, tốn chi phí nhân công

- Thường chỉ ép được các đoạn cọc dài lớn nhất là 4 mét thôi.

 

Máy ép neo chân tó

Máy ép neo chân tó

 

  • Máy ép neo nguồn dầu 

Máy ép neo nguồn dầu là thế hệ máy ép cọc dùng neo được cải tiến so với máy ép neo chân tó. Phần chân tó đã được thay thế bằng cẩu tự hành bánh xích để vận chuyển, cẩu cọc giúp nâng cao năng suất làm việc, giảm chi phí nhân nhân lực.

Cấu tạo cơ bản cuả dàn máy ép neo nguồn dầu:

- Cẩu tự hành bánh xích: dùng để hỗ trợ cẩu cọc và tháo lắp máy.

- Khung máy ép: gồm khung dẫn hướng di động, khung dẫn hướng cố định, xi lanh ép, khung chính, khung phụ, hệ neo xoắn

- Bộ nguồn máy ép: gồm bơm thủy lực, động cơ dầu diezen, thùng dầu thủy lực, thùng dầu diezen, hệ thống điều khiển điện thủy lực và các  van thủy lực

Tính năng thi công của dàn máy ép neo nguồn dầu:

- Tải trọng ép tối đa khuyến nghị: 50 (tấn)

- Ưu điểm:

- Thi công nhanh

- Kết cấu máy nhỏ gọn, dễ tháo lắp và vận chuyển,

- Phù hợp các công trình trong hẻm nhỏ, mặt bằng hẹp ở đô thị

- Nhược điểm :

- Tải trọng ép, công suất ép của máy phụ thuộc vào công suất động cơ dầu diezen ( thường dùng là đầu nổ như loại trên xe công nông, xe 3 bánh, hoặc động cơ cũ của xe tải, xe nâng) hiệu suất không ổn định.

 

Máy ép neo nguồn dầu / điện

Máy ép neo nguồn dầu / điện

 

  • Máy ép neo nguồn điện

Về cấu tạo máy ép neo nguồn điện gần như giống máy ép neo nguồn dầu .Các chi tiết của máy làm to và dày hơn, khối lượng giàn máy cũng nặng hơn . Phần động lực của máy ép sử dụng động cơ điện 3 pha công suất lớn (tầm 18 ÷ 22 kW).

Cấu tạo của dàn máy ép neo nguồn điện cơ bản gồm :

- Cẩu tự hành bánh xích : để cẩu cọc và hỗ trợ tháo lắp máy, vận chuyển đồ.

- Khung máy ép : gồm khung dẫn hướng di động, khung dẫn hướng cố định, xi lanh ép, khung chính, khung phụ, hệ neo xoắn

- Bộ nguồn máy ép : gồm bơm thủy lực, động cơ điện 3 pha , thùng dầu thủy lực, hệ thống điều khiển điện – thủy lực và các van thủy lực

Tính năng thi công:

- Tải trọng ép tối đa cho phép : 80 (tấn)

- Ưu điểm:

- Thi công nhanh  hơn

- Kết cấu máy vừa phải, dễ tháo lắp và vận chuyển

- Vẫn phù hợp cho các công trình hẻm nhỏ, mặt bằng hẹp trong môi trường thành phố.

- Nhược điểm:

- Chỉ thi công được nếu có điện lưới 3 pha (hoặc máy phát điện 3 pha) nên hơi kén công trình.

 

2. Máy Ép tải

Máy ép tải là loại máy ép cọc thủy lực thuộc loại ép đỉnh cọc (lực ép hoặc tổng hợp lực ép được đặt lên đỉnh cọc). Sử dụng phản lực là trọng lực của những khối tải nặng trên giầm. Khối tải thường dùng là tải bê tông, tải bê tông vỏ thép hoặc tải thép.

Máy ép tải có tải trọng ép lớn hơn so với máy ép neo, có thể thi công trên hầu hết mọi khu vực địa chất, không phụ thuộc vào địa chất đất lớp mặt. Tuy nhiên, nhược điểm của máy ép tải, số lượng tải nhiều gây khó khăn cho mỗi lần di chuyển tháo lắp máy, thời giant hi công lâu hơn do phải cẩu chuyển tải rất nhiều và yêu cầu mặt bằng thi công rộng hơn, có không gian để xếp tải.

  • Máy ép tải bê tông : 

Máy ép tải bê tông cũng là thế hệ máy ép cọc thủy lực đầu tiên dùng ở Việt Nam, cùng thời với máy ép neo chân tó. Hiện nay máy ép tải bê tông vẫn được sử dụng nhiều mặc dù đã có máy ép robot thay thế nhiều, vì máy ép robot thường chỉ phù hợp cho công trình lớn. Các cục tải trọng là cục bê tông hình hộp chữ nhật, với khối lượng thường không quá 5 tấn / 1 cục để phù hợp với sức nâng của xe cẩu kèm theo.

Cấu tạo cả giàn máy ép tải bê tông cơ bản gồm :

- Cẩu tự hành bánh lốp : cẩu cọc, cẩu tải và hỗ trợ tháo lắp máy

- Khung máy ép: gồm khung dẫn hướng di động, khung dẫn hướng cố định, xi lanh ép, khung chính, khung phụ.

- Các cục tải bê tông : được xếp chồng lên nhau trong phạm vi khung chính.

- Bộ nguồn máy ép: gồm bơm thủy lực, động cơ điện 3 pha, thùng dầu thủy lực, hệ thống điều khiển điện – thủy lực và các van thủy lực

Tính năng thi công :

- Tải trọng ép tối đa khuyến cáo : 150 (tấn)

- Ưu điểm :

- Tải trọng ép lớn  hơn

- Có thể thi công đáp ứng nhiều điều kiện địa chất, địa tầng

- Nhược điểm:

- Tốc độ thi công chậm, khó lòng đáp ứng được các công trình yêu cầu tiến độ gấp;

- Cần mặt bằng thi công rộng, thoáng để bố trí và vaạn chuyển thiết bị và tải;

- Kích thước máy khá lớn, tất cả các thao tác thi công và tháo lắp đều phụ thuộc cẩu tự hành.

- Tốn thời gian, chi phí vận chuyển máy và tải giữa các công trình lớn.

 

Máy ép tải

Máy ép tải

 

  • Máy ép tải thép

Máy ép tải thép là dòng máy ép cọc ra đời sau máy ép tải bê tông, tải sử dụng là các cục tải bê tông vỏ thép hoặc tải thép đặc với khối lượng thường không quá 2 tấn / 1 cục, kích thuốc nhỏ hơn tải bê tông, để phù hợp với sức nâng của xe cẩu đi kèm giàn ép.

Tại các công trình có yêu cầu đặc biệt, máy ép neo không đủ tải trọng ép, còn máy ép tải bê tông lại quá to và cồng kềnh không thể thi công được thì máy ép tải thép là phương án tối ưu hơn. Máy ép tải thép không yêu cầu mặt bằng thi công quá rộng, và cũng có thể thi công tại các vị trí không thể quay neo do địa chất khó nhằn.

Cấu tạo giàn máy ép tải thép cơ bản gồm :

- Cẩu tự hành bánh xích : cẩu cọc, cẩu tải và tháo lắp máy.

- Khung máy ép: gồm khung dẫn hướng di động, khung dẫn hướng cố định, xi lanh ép, khung chính, khung phụ,

- Tải thép đặc hoặc tải bê tông vỏ thép: được xếp chồng lên nhau trong phạm vi khung chính.

- Bộ nguồn máy ép: gồm bơm thủy lực, động cơ điện 3 pha, thùng dầu thủy lực, hệ thống điều khiển và van thủy lực

Tính năng thi công :

- Tải trọng ép tối đa khuyến cáo : 100 (tấn)

- Ưu điểm:

- Tải trọng ép lớn

- Đáp ứng thi công trên hầu hết địa hình, địa chất.

- Không yêu cầu mặt bằng thi công quá rộng rãi.

- Nhược điểm:

- Thời gian thi công lâu, khó lòng đáp ứng được công trình yêu cầu tiến độ;

- Kích thước máy khá lớn, nặng, các thao tác thi công và tháo lắp đều phụ thuộc cẩu tự hành.

- Tốn chi phí vận chuyển chuyển máy và tải giữa các công trình lớn

 

II. DÀN ÉP ROBOT

Máy ép Robot là thế hệ máy ép cọc hiện đại nhất hiện nay, thuộc kiểu máy ép ôm – ôm thân cọc.

Hệ phản lực để ép cọc của máy ép Robot là trọng lượng máy và trọng lượng các cục tải xếp trên máy. Máy ép Robot có lực ép đặt lên các mặt bên của cọc,  ép cọc xuống đất nhờ lực ma sát giữa bề mặt của cọc đang ép và các chấu ôm của máy.

Máy ép Robot có khả năng tự di chuyển, tích hợp cẩu sẵn giúp giảm thời gian thi công, tăng năng suất lao động và an toàn hơn cho quá trình thi công ép cọc.

Cấu tạo cơ bản của máy ép cọc Robot:

- Cần trục : hỗ trợ cẩu cọc, cẩu tải và tháo lắp máy

- Chân di chuyển: giúp máy tự di chuyển theo trong quá trình thi công.

- Thân máy : cabin điều khiển, hộp kẹp cọc, xi lanh ép cọc, hệ thống thủy lực và các van.

- Các cục tải thép đặc hoặc tải bê tông vỏ thép: được xếp lên dầm đỡ trên thân máy.

Tính năng thi công của máy ép cọc Robot:

- Tải trọng ép  : phụ thuộc vào kích cỡ máy, thường từ 60 ÷ 1200 (tấn)

- Ưu điểm:

- Đa dạng loại cọc thi công (loại cọc tròn, loại cọc vuông, loại cọc thép hình, …)

- Tải trọng ép lớn và rất lớn

- Tốc độ thi công rất nhanh, tự động hóa.

- Đáp ứng thi công trên hầu hết điều kiện địa chất

- Nhược điểm:

- Kích thước máy rất lớn, tất cả các thao tác thi công và tháo lắp đều cần cẩu tích hợp hỗ trợ;

- Tốn kém chi phí vận chuyển, di chuyển máy và tải giữa các công trình lớn

- Yêu cầu mặt bằng thi công rộng, bằng, không bị lún sụt.

 

Máy ép rô bốt

Máy ép cọc rô bốt

 

III. MÁY ĐÓNG CỌC - BÚA ĐÓNG CỌC - BÚA RUNG

Búa rung đóng cọc thường được tích hợp cùng xe đào ( gọi là xe đào búa rung) được dùng phổ biến trong thi công công trình năng lượng mặt trời, các dự án đê kè thủy lợi, cầu đường, cảng bãi,… để xử lý nền móng yếu, sụt lún. Người ta thường sử dụng máy búa rung điện thủy lực đem lại độ chính xác thi công cao và công suất làm việ khỏe hơn rất nhiều. 

Dựa theo nguyên lý hoạt động thường được chia thành 2 loại phổ biến :

  • Búa xung kích:

Loại búa rung này sử dụng phần rung động đều theo xung nhịp để tạo lực cộng hưởng  lớn lên đầu búa giúp đóng cọc nhanh, chính xác hơn, giúp hạ cọc chuẩn xác. Búa xung kích còn được dùng để đóng các cọc thép hình, cừ Larsen,…

  • Búa rung thường : 

Búa rung này chỉ tạo lực rung thuần túy tác động lên đầu búa và truyền xuống đầu cọc. Loại búa rung này còn được chia ra 2 loại nữa là:

- Rung kiểu nối mềm : (như V45 của Trung Quốc và VPP2, VPP4 của Liên Xô cũ trước đây), được thiết kế dành riêng để đóng các loại cọc có thiết diện  và lực cản trở nhỏ (với chiều dài đến 20m) như cọc thép hình, cừ larsen.

- Rung kiểu nối cứng :  thường được dùng để đóng các cọc / ống bê tông xuống đất nền yếu.   

 

Xe đào búa rung

Xe đào búa rung

 

Chọn máy ép cọc hay phương pháp ép cọc bê tông nào để sử dụng

  • Đối với nhà thầu, đơn vị mua hoặc thuê máy ép cọc bê tông để sử dụng.

Các đơn vị mua máy hoặc thuê máy ép cọc bê tông để sử dụng cho  cá nhân hoặc làm dịch vụ cần lưu ý một số tiêu chí sau :

1. Trọng lực ép của máy là bao nhiêu

Lực ép của máy qquyết định lớn trong việc ép cọc đi sâu đúng theo yêu cầu bản vẽ thiết kế và đạt được chất lượng tốt, đáp ứng thi công công trình tốt nhất, với chi phí tối ưu nhất. Và còn nhiều bộ phận máy móc đi kèm mà chủ thầu/ chủ đầu tư cần kiểm tra kỹ lưỡng khi muc. 

2. Hồ sơ kiểm định an toàn kỹ thuật của máy móc

Mỗi máy ép cọc đều phải có một hồ sơ kiểm định máy móc riêng đi kèm, cần theo đó để kiểm tra các thông số kỹ thuật,tên máy,  đời máy, xuất xứ máy, các tính năng ứng dụng của máy,…để mua máy cho phù hợp.

3. Chọn loại máy ép phù hợp theo công trình

Để chọn được dòng máy ép cọc bê tông an toàn, chất lượng, chủ thầu phải khảo sát, hiểu rõ về phương pháp ép cọc cho công trình sẽ thi công. Tùy vào diện tích, quy mô mà chọn loại cọc bê tông cốt thép có độ dài, tiết diện, phương pháp ép cọc khác nhau để áp dụng máy móc nào cho đúng. 

  • Đối với người có nhu cầu ép cọc cho công trình nhà ở, công trình cá nhân

Trong trường hợp chỉ cần ép cọc bê tông cho 1 công trình của cá nhân mình thì việc mua một giàn máy ép cọc là không hợp lý. Vì vậy nên bạn cần thuê dịch vụ ép cọc bê tông để thi công công trình đó cho bạn.

Trước khi thuê dịch vụ thi công ép cọc bạn cũng nên nghiên cứu xem với quy mô công trình của mình và các khảo sát địa chất có thể cũng như chi phí cần đầu tư để lựa chọn phương án thi công và giàn máy thi công phù hợp.

Bên cạnh đó khi liên hệ để thuê dịch vụ bạn cũng nên đề nghị các bên tư vấn cho mình để nắm rõ phương án thi công và giàn máy phù hợp nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu hay có thắc ắc về việc ép cọc bê tông nền móng cho công trình thì hãy liên hệ ngay Nhà thầu ép cọc Hùng Dũng để được tư ván hỗ trợ nhé.

Thông tin liên hệ Ép Cọc Hùng Dũng  :

Địa Chỉ : 56/7 Đường Tam Bình, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức

SĐT : 0966390568 ( Mr Bôn )

Email : epcocbetonghungdung@gmail.com

Website : http://epcocbetonghungdung.com

Cám ơn bạn đã luôn ủng hộ chúng tôi, Chúc bạn sức khỏe! Bài viết từ Team marketing

wechat