Chiều dày sàn nhà dân dụng đổ bao nhiêu là hợp lý?

Sàn nhà dân dụng có tiêu chuẩn như thế nào?

Chiều dày tốt nhất của sàn nhà dân dụng là bao nhiêu?

Chiều dày sàn nhà dân dụng đổ bao nhiêu là hợp lý? 

Trong phần thô của ngôi nhà, sàn nhà có vai trò vô cùng quan trọng. Sàn nhà chính là bộ phận giúp cho ngôi nhà chịu được trọng tải lớn. Vậy chiều dày sàn nhà dân dụng đổ bao nhiêu là hợp lý? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé! 

 

Chiều dày tốt nhất của sàn nhà dân dụng là bao nhiêu?

Chiều dày tốt nhất của sàn nhà dân dụng là bao nhiêu? 

 

Sàn nhà dân dụng có tiêu chuẩn như thế nào? 

Khi đổ sàn, kỹ sư cần tính toán lựa chọn độ dày sao cho phù hợp. Tuỳ từng nhu cầu sử dụng mà chiều dày của sàn nhà có sự khác nhau. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ, sức bền của công trình. Trường hợp đổ sàn dày quá sẽ gây lãng phí về nguyên, vật liệu. Ngược lại, nếu đổ sàn mỏng quá thì sức chịu lực không được đảm bảo. 

Trong xây dựng, chiều dày sàn nhà dân dụng được chủ công trình tính toán dựa trên phần thô khác. Từ đó lựa chọn độ dày sàn nhà đáp ứng yêu cầu về tải trọng lực. Để tính chính xác, người dùng cần sử dụng công thức cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết nhé! 

Một số yêu cầu cơ bản khi thi công sàn nhà 

Trước đi đổ sàn nhà, chủ công trình cần đảm bảo các yêu cầu sau đây. Điều này giúp cho sàn nhà dân dụng luôn vững chắc, trường tồn với thời gian. Những yêu cầu đổ sàn nhà cụ thể như sau: 

  • Chiều dày sàn nhà dân dụng phải đảm bảo yếu tố cách âm và cách nhiệt tốt. Do vậy, kỹ sư phải thiết kế sao cho khi đi lại, chạy nhảy trên sàn nhà không ảnh hưởng tới tầng khác. 
  • Sàn nhà phải có khả năng chịu được tải trọng lớn. Dưới sự tác động của con người và đồ vật thì sàn nhà vẫn đảm bảo được an toàn. 
  • Ngoài ra, sàn nhà cũng cần đảm bảo các yếu tố chống thấm, chống ăn mòn,...
  • Đặc biệt, độ dày sàn nhà phù hợp với kinh tế của gia đình. Kỹ sư đảm nhiệm xây dựng cần cân nhắc, tính toán vật liệu hợp lý mà vẫn đảm bảo an toàn. 

Chiều dày sàn nhà phải đảm bảo yêu cầu an toàn khi sử dụng

Chiều dày sàn nhà phải đảm bảo yêu cầu an toàn khi sử dụng 

 

Công thức tính chiều dày sàn nhà chuẩn xác 

Thông thường, chiều dày sàn nhà dân dụng được tính theo công thức như sau:

h =(D/m)Lng, trong đó: 

  • D được tính bằng 0,8 – 1,4; con số này phụ thuộc vào tải trọng.
  • m là bản loại dầm trong khoảng 30 - 35 hoặc 40 - 45 với bản kê bốn cạnh. 
  • Lng được tính là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn. 

Với cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng theo AIC phụ thuộc vào độ võng, độ cứng của dầm và loại thép sử dụng. Độ cứng của dầm và sàn được tính theo công thức: 

α = EdJd/EsJ

Trường hợp độ cứng dầm lớn hơn 0,2 và nhỏ hơn 2 thì chiều dày sàn là:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in
Còn nếu độ cứng của dầm lớn hơn 2 thì chiều dày sàn không được nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in

Lưu ý: Những ngôi nhà có diện tích sàn nhỏ hơn 250m2 và dưới 3 tầng, không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử. Trường hợp này, chủ công trình tự chịu trách nhiệm về sự an toàn của hạ tầng khu vực xung quanh. 

Những lưu ý khi thực hiện đổ sàn nhà dân dụng 

Với công thức tính chiều dày sàn nhà dân dụng trên, chắc hẳn bạn cũng đã tính được mình cần đổ sàn như thế nào? Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn của sàn nhà khi đổ, chủ công trình cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Quá trình đổ sàn nhà, người thực hiện tiến hành đổ giật lùi để đảm bảo chất lượng công trình. Sau khi đổ xong, hạn chế đi lại khu vực đó để tránh việc sàn nhà bị ảnh hưởng chất lượng. 
  • Bên cạnh đó, bạn hãy học hỏi kinh nghiệm đổ sàn nhà nhanh chóng bằng cách chia nhỏ theo từng dải có chiều rộng từ 1 đến 2m. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng thi công hơn mà không sợ bị dẫm lại. 
  • Khi đổ sàn bê tông cách dầm 1m thì bạn tiến hành đổ dầm nhé. Điều này giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên vững chắc hơn. 
  • Bạn nên đổ bê tông mặt sàn sau khi lớp bê tông trên mặt cốt pha đã khô. Lưu ý, bê tông trên mặt cốt pha nên đổ có độ dày từ 5 đến 7cm. 
  • Trong quá trình thực hiện đổ sàn nhà, bạn nên sử dụng những dụng cụ xây dựng như thước nhôm, bàn xoa,...Hãy thực hiện cẩn thận để mặt sàn bằng phẳng, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Cuối cùng, khi đổ sàn nhà bạn cũng cần lưu ý các góc để tránh nước bị đọng lại. Có rất nhiều trường hợp khi đổ sàn nhà xong xảy ra hiện tượng nước đọng lại cũng ảnh hưởng tới chất lượng ngôi nhà. 

Lưu ý khi đổ sàn nhà dân dụng

Lưu ý khi đổ sàn nhà dân dụng 

 

Lời kết 

Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng đổ bao nhiêu là hợp lý cho bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công phần cứng của ngôi nhà. Đồng thời, hãy tìm hiểu thêm kiến thức về xây dựng để đảm bảo độ an toàn cho ngôi nhà của mình nhé! 

>>Xem thêm về ép cọc bê tông để đảm bảo cho ngôi nhà của bạn vững chãi.

 

wechat