Cách tính độ lún cho phép của móng trong xây dựng

Cách tính độ lún cho phép của móng trong xây dựng

Cách tính độ lún cho phép của móng trong xây dựng

Độ lún cho phép của móng là gì? Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độ lún của công trình? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết này nhé!

Cách tính độ lún cho phép của móng trong xây dựng

Trong xây dựng, độ lún cho phép của móng là một yếu tố quan trọng cần được kiểm soát để đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình. Độ lún xảy ra khi móng nhà chịu tải trọng và làm cho đất nền bị nén lại. Việc tính toán và kiểm soát độ lún không chỉ giúp đảm bảo tuổi thọ của công trình mà còn phòng tránh các sự cố về kết cấu. Dưới đây là cách tính độ lún trong xây dựng.

Cách tính độ lún cho phép của móng trong xây dựng

Cách tính độ lún cho phép của móng trong xây dựng

Độ lún cho phép của móng là gì?

Độ lún là cách ước tính về mức độ mà cấu trúc công trình sẽ chìm xuống dưới bề mặt đất theo thời gian. Do việc thi công và ảnh hưởng từ lực bên ngoài tác động vào. Đây là hiện tượng sẽ xảy ra đối với bất kỳ mọi công trình, dù là nhỏ hay lớn.
Các kiến trúc sư cần phải tính toán kỹ lưỡng để xác định mức góc nghiêng và độ lún cho phép của móng trong xây dựng. Điều này để ngăn chặn nguy cơ một tòa nhà bị lệch hoặc nghiêng một cách nguy hiểm. Sự lún và nghiêng không chỉ làm ảnh hưởng đến diện mạo bên ngoài của công trình. Mà còn có khả năng gây ra nguy hiểm cho tính mạng con người, trong trường hợp công trình bị sụp đổ hoặc hỏng hóc.

Độ lún cho phép của móng

Độ lún cho phép của móng

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độ lún của công trình

Các nguyên nhân dẫn đến việc ảnh hưởng độ lún của móng nhà đối với công trình. Dưới đây là một số nguyên nhân cần phải lưu ý:


Thiết kế kết cấu công trình sai

Nguyên nhân có thể do việc chọn loại móng không phù hợp với đặc tính của đất nền và yêu cầu của công trình. Sai sót trong việc tính toán độ lún cho phép của móng và tính toán không chính xác lực tác động lên cột và móng.


Cấu tạo bị sai

Nguyên nhân xuất phát từ việc sau khi đóng cừ tràm, việc phủ một lớp cát dày 10 - 20cm lên trên đầu cừ. Làm giảm độ cứng của nền móng và tăng khả năng lún của công trình. Sử dụng bê tông lót đá kích thước 4 - 6 một cách sơ sài. Bằng cách xếp đá và sau đó trát một lớp vữa xi măng lên trên. Chỉ đầm nhẹ tạo ra nhiều khoảng trống.


Thi công không cẩn thận

Việc thi công không tuân thủ các quy định kỹ thuật, hoặc hạ thấp chất lượng bằng cách giảm bớt vật liệu. Đây là những yếu tố chính dẫn đến việc kết cấu móng không ổn định, không đảm bảo độ lún cho phép của móng cho công trình. Việc xây dựng "chèn ép" nhà cửa trong các khu vực đô thị đông đúc làm giảm khoảng cách giữa các bản móng, ảnh hưởng đến độ vững chắc của cả công trình mới và cũ, gây lún.


Bỏ qua việc khảo sát

Việc tiến hành xây dựng mà không có bước khảo sát địa chất và tình hình xây dựng xung quanh kỹ lưỡng. Điều này sẽ khiến cho việc tính toán các biện pháp chống lún không chính xác. Từ đó không thể đảm bảo tính an toàn và ổn định dành cho độ lún cho phép của móng.


Yếu tố nền đất và xử lý móng không đúng cách

Các khu vực có nền đất yếu, cấu trúc địa chất không vững chắc, vị trí thấp như gần sông, suối, đất nông nghiệp, vùng trũng,.. Nếu được chọn làm nơi xây dựng, rủi ro về sự lún sẽ rất cao. Để giải quyết vấn đề này, việc khảo sát kỹ lưỡng địa hình là bước quan trọng. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp khắc phục thích hợp cho từng trường hợp cụ thể, đảm bảo độ lún cho phép của móng. Phương pháp ép cọc và khoan nhồi được coi là giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất.


Ảnh hưởng từ nhà liền kề

Độ lún cho phép của móng của một công trình không chỉ liên quan đến kết cấu tổng thể và đất nền của nó mà còn chịu ảnh hưởng từ các công trình xung quanh. Khi một ngôi nhà bên cạnh tiến hành đào móng để xây mới, nhà liền kề có thể chịu tác động. Đặc biệt là những công trình có khả năng chịu biến dạng kém sẽ có nguy cơ lún hoặc nghiêng nghiêm trọng.


Do việc cải tạo và nâng cấp

Đối với những ngôi nhà cũ, khi nền móng và kết cấu không còn đảm bảo độ lún cho phép của móng. Nhưng chủ nhà vẫn quyết định cải tạo hoặc nâng thêm tầng, điều này sẽ làm tăng khả năng lún của công trình.
Còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến sự lún của công trình như sập hang động ngầm, việc giảm mực nước ngầm, tải trọng do đất san lấp khi tạo mặt bằng,...

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độ lún của công trình

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độ lún của công trình

Hướng dẫn đo độ lún cho phép của móng

Quá trình đo đạc độ lún cho phép của móng của công trình là một công đoạn quan trọng. Để đảm bảo sự an toàn và bền vững của công trình từ giai đoạn thi công đến khi được đưa vào sử dụng. Dưới đây là cách tiến hành một quá trình đo đạc độ lún một cách chi tiết và khoa học:


Bước 1: Đặt chân máy

Chuẩn bị: Chân máy cần được đặt trên một mặt phẳng, ổn định, đảm bảo không bị gập ghềnh để tránh sai số cao.
Vị trí chân máy: Hai chân trước của máy phải song song với đường đo và chân phía sau cắt ngang mặt phẳng, giúp máy đạt được vị trí cân bằng tốt nhất.


Bước 2: Lắp máy đo

Kết nối: Máy đo được liên kết chắc chắn với chân máy bằng ốc nối. Người đo cần kiểm tra lại để đảm bảo không có sự trật khớp nào.
Kiểm tra: Sau khi lắp đặt, cần phải đảm bảo máy đo vững chắc và không bị lệch. Như vậy, mới đảm bào độ lún cho phép của móng một cách chính xác.


Bước 3: Tinh chỉnh máy đo

Tinh chỉnh: Sử dụng ba ốc cân và bọt nước để điều chỉnh máy đo sao cho đạt được độ chính xác cao nhất.
Kiểm tra độ cân bằng: Đảm bảo máy đo cân bằng hoàn hảo trước khi tiến hành đo đạc.


Bước 4: Tiến hành đo đạc

Theo quy định: Đo đạc theo các tiêu chuẩn và quy định cụ thể, ví dụ như TCVN 9360:2012, để thu thập dữ liệu chính xác cho độ lún cho phép của móng.


Bước 5: Tổng hợp và báo cáo

Tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, người đo đạc sẽ tiến hành tổng hợp và tính toán theo tiêu chuẩn.
Báo cáo: Viết báo cáo và trình bày các kiến nghị dựa trên kết quả đo đạc để đảm bảo công trình đạt được độ lún cho phép, đảm bảo an toàn và ổn định.

Hướng dẫn đo độ lún cho phép của móng

Hướng dẫn đo độ lún cho phép của móng

Kết luận

Đo đạc độ lún cho phép của móng và đảm bảo công trình không vượt quá độ lún cho phép theo TCVN 9360:2012. Đây là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng, giúp ngăn ngừa rủi ro và đảm bảo tính an toàn, bền vững cho công trình.

 

wechat