Kinh Nghiệm Thi Công Móng Nhà Xưởng Chuẩn Xác Nhất

Kinh Nghiệm Thi Công Móng Nhà Xưởng

Kinh Nghiệm Thi Công Móng Nhà Xưởng

Kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng chuẩn xác nhất? Những lưu ý khi thi công móng nhà xưởng là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!


Kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng chuẩn xác nhất 


Móng nhà là một bộ phận quan trọng của mọi công trình xây dựng. Đây là yếu tố có tính quyết định tới sự kiên cố, vững chắc của công trình. Vậy kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các bạn tham khảo nhé! 


Móng nhà xưởng là gì? 


Trước tiên, chúng ta cần tìm kiểu kết cấu móng nhà xưởng bao gồm những gì? Theo kỹ sư xây dựng, thông thường móng nhà xưởng bao gồm 3 phần. Chúng ta thi công lần lượt, đúng kỹ thuật cụ thể: 

  • Đài móng: Tác dụng liên kết các cọc tạo thành kết cấu thống nhất và phân bổ lực, sức chịu của móng được cân đối. 
  • Giằng móng: Có kết cấu nằm ngang để chống đỡ tường bao cũng như liên kết với chân móng nhằm tăng độ vững chắc cho công trình. 
  • Cổ móng: Là bộ phận tiếp xúc với tường nhà có nhiệm vụ phân tán tải trọng nhà xưởng đồng đều nhất.

Kinh nghiệm Thi công móng nhà xưởng

 
Những loại móng nhà xưởng phổ biến hiện nay?

 
Dựa vào đất nền khu vực thi công nhà xưởng khác nhau sẽ thiết kế móng phù hợp. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng để tìm ra loại móng tốt nhất. Hiện nay, có 4 loại móng nhà xưởng phổ biến đó là: móng băng, móc cọc, móng đơn và móng bè. Mỗi loại móng lại có những đặc điểm riêng như sau: 

  • Móng băng có đặc điểm dạng hình chữ thập được thiết kế bởi 2 dải độc lập giao nhau. Loại móng này được các chuyên gia khuyên dùng khi thi công nhà xưởng. 
  • Móng cọc thường được thi công trên nền đất yếu, được chia làm 2 loại móng cọc đài cao và đài thấp. Móng cọc có tác dụng cố định và tăng khả năng chịu lực, đảm bảo tính kiên cố cho nhà xưởng. 
  • Móng đơn thường được sử dụng cho công trình nhà xưởng có quy mô vừa và nhỏ. Bởi sức chịu lực của móng đơn khá kém nên không phù hợp với nhà xưởng có sức chứa lớn.
  • Móng bè được trải dài trên toàn bộ công trình, nằm trực tiếp trên nền đất. Vì vậy, loại móng này thường được thi công trên khu vực bằng phẳng, ít sỏi đá. 


Kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng

 
Bên cạnh chất lượng của vật liệu, quá trình thi công móng nhà có vai trò quan trọng. Nếu người thực hiện có kiến thức, chuyên môn thì tiết trình thi công nhà xưởng diễn ra nhanh chóng. Dưới đây là kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng chuẩn xác, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đào móng 

Đầu tiên, bạn cần tiến hành đào móng cho nhà xưởng theo kích thước trên bản thiết kế. Tỷ lệ này có thể thay đổi dựa vào tính chất của đất nền để cho móng nhà được kiên cố nhất. Sau khi đào xong, tiến hành đổ lớp bê tông lót để làm phẳng bề mặt. 

  • Bước 2: Giằng thép và lắp cốt pha 

Tiếp theo, thực hiện lắp dầm thép vào trong hố móng đảm bảo tính bền vững, chống chọi với thiên tai. Khi lắp thép xong, tiếp tục đóng cốt pha nhằm định hình và giữ lớp bê tông trong móng không bị chảy ra ngoài. 

  • Bước 3: Đổ bê tông

Có thể nói, đổ bê tông là bước quan trọng quyết định tới chất lượng của móng nhà. Người thực hiện trộn bê tông cần đảm bảo tỷ lệ nguyên vật liệu và đúng kỹ thuật. Đặc biệt, cần tính toán độ giãn nở bê tông trong điều kiện thời tiết khác nhau để đảm bảo công trình được bền vững. 

  • Bước 4: Tháo cốt pha và nghiệm thu

Sau khoảng 5 ngày, khi lớp bê tông ổn định thì thực hiện tháo cốt pha. Lúc này, bạn hãy kiểm tra chất lượng của móng xưởng, đảm bảo không bị rạn nứt. Trong thời gian này, bạn nên tưới nước lên bê tông và che đậy cẩn thận. 

 

Thi công móng nhà xưởng đúng quy chuẩn


Những lưu ý khi thực hiện đổ móng nhà xưởng 


Tới đây, chắc hẳn các bạn đã nắm được kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh xảy ra rủi ro: 

Lập bản thiết kế móng nhà xưởng phù hợp 

Theo kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng, chủ thầu cần lên bản thiết kế. Bên cạnh đó, đơn vị thi công cần xác định chất lượng của đất nền và các yếu tố liên quan để đưa ra cách giải quyết tối ưu. Từ đó hạn chế được những rủi ro, phát sinh trong quá trình thực hiện. 

Theo dõi công trình kỹ lưỡng

Trong quá trình thi công móng nhà xưởng, gia chủ cần theo dõi chặt chẽ. Đây là một kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng đạt chất lượng như mong muốn. Nếu trong quá trình thi công xảy ra sai sót cần giải quyết kịp thời để không ảnh hưởng tới chất lượng của công trình. 

Lựa chọn nguyên vật liệu 

Vật liệu xây dựng cũng là yếu tố quan trọng giúp móng nhà xưởng đạt chất lượng hay không? Gia chủ nên cân nhắc lựa chọn nguyên vật liệu tốt và ước tính số lượng của chúng để tránh lãng phí. Việc chọn vật liệu giá rẻ, kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững của nhà xưởng. 


Kết luận

Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng cho các bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn khi đổ móng nhà xưởng, nhà kho. Hãy theo dõi chúng tôi để được cung cấp thêm kiến thức về xây dựng mới nhất nhé! 

wechat