Các Định Nghĩa Liên Quan Về Ép Cọc Bê Tông

Định nghĩa ép cọc là gì, Ép cọc bê tông là gì

Các Định Nghĩa Liên Quan Về Ép Cọc Bê Tông

Các Định Nghĩa Liên Quan Về Ép Cọc Bê Tông

Ép cọc bê tông là gì? Đài móng cọc là gì và vai trò của nó. Các bước thi công ép cọc bê tông và bố trí đài móng ? Bài viết này Hùng Dũng xin chia sẻ cùng bạn. 

Do dân số tăng nhanh và kinh tế phát triển nên yêu cầu về công trình xây dựng cũng tăng lên rất nhiều. Để có một công trình bền vững thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, quyết định. Trong đó nền móng là là phần then chốt quan trọng ảnh hưởng lớn nhất.

Để công trình chắc chắn, ổn định thì nền móng công trình phải vững chắc trước tiên. Và trong thi công nền móng, giai đoạn ép cọc bê tông đóng vai trò lớn . Vậy ép cọc bê tông là gì? Các bước thi công ép cọc bê tông và bố trí đài móng như thế nào ?

Ép cọc bê tông

Định nghĩa ép cọc là gì, Ép cọc bê tông là gì

Ép cọc là gì ?

Ép cọc là phương án sử dụng các loại thiết bị, máy móc hỗ trợ để nhấn các cọc có sẵn xuống sâu lòng đất tại các vị trí quy trịnh trước.

Cọc được sử dụng ở đây có thể là cọc tre, cọc gỗ, cọc thép hay cọc bê tông,… Việc sử dụng các loại cọc khác nhau sẽ phù hợp cho tùng công trình và mục đích khác nhau .

Ép cọc bê tông là gì ?

Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các thiết bị, máy móc hỗ trợ để thực hiện nhấn  các cọc bê tông được đúc sẵn xuống sâu dưới lòng đất tại các vị trí được đánh dấu quy định trước đó nhằm giúp tăng khả năng chịu tải trọng cho nền đất tại vị trí ép cọc đó. Phương pháp này sử dụng để làm nền móng công trình.

Khi dùng phương pháp ép cọc bê tông sẽ giúp tăng tính chịu tải trọng cho nền móng lên rất nhiều lần so với việc không dùng nó . Điều này giúp nền móng ổn định, không bị lún sụt khi công trình được xây dựng lên. Chính vì thế hiện nay phương pháp ép cọc bê tông được sử dụng rất nhiều trong xây dựng. 

Trong thi công ép cọc bê tông cũng có nhiều cách để thực hiện, tương ứng với thiết bị máy móc hỗ trợ được sử dụng. Phổ biến có 3 phương pháp ép cọc bê tông như sau :  

  • Ép tải : thường sử dụng cho công trình vừa hoặc lớn, có diện tích mặt bằng thi công rộng, thoáng thuận lợi bố trí máy móc và các cục tải .
  • Ép neo : thường sử dụng cho công trình vừa, lớn hạn chế không gian thi công.
  • Ép cọc robot : dùng cho các công trình ép cọc lớn, mặt bằng rộng , có thể bố trí các máy ép rô bốt cỡ lớn , có không gian để máy di chuyển và thực hiện ép cọc.

đài móng cọc bê tông

Ép cọc bê tông 

Đài móng cọc là gì và vai trò của nó

Đài móng cọc là phần liên kết các cọc móng (cọc bê tông) của nền móng, đây là bộ phận quan trọng giúp đảm bảo lực tải của công trình được phân bổ đều và cân bằng lên nền móng.

Thường, đài móng sẽ được phân chia thành 2 loại chính theo tính chất: đài móng cứng và đài móng mềm.

Đài móng là bộ phận quyết định lớn đến tính liên kết và phân bố tải trọng cả công trình nên phải được thi công cẩn thận tỷ mỉ từ khâu khảo sát mặt bằng, nghiên cứu lựa chọn phương án cho đến bố trí, thi công.

Việc thi công ép cọc bê tông đài móng cũng phải được giám sát và thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo kỹ thuật chất lượng, tránh những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến đài móng cọc và nền móng công trình.

ép cọc bê tông 2

Móng cọc bê tông

Quy trình ép cọc bê tông khi thực thực hiện bố trí đài móng cọc sẽ được thực hiện gồm các bước

Bước 1: ép cọc C1

  • Cọc C1 được ép vào vị trí được lựa chọn trước, khi dựng cọc vào các giá đỡ phải theo đúng hướng được quy định trên bản vẽ thiết kế. 
  • Tốc độ ép cọc chậm, đều để đảm bảo chất lượng và kỹ thuật. Phải điều chỉnh ngay nếu có lỗi , sai lệch tuyệt đối không được chủ quan, bỏ qua.

Bước 2: thi công ép cọc

  • Cọc phải được ép đến đủ độ sâu theo thiết kế móng, kiểm tra những mối nối cùng vị trí lắp dựng đoạn cọc sao cho tâm cọc trùng với trục đoạn mũi cọc và có độ nghiêng không quá 1%.
  • Gia tải lên cọc bằng một lực ở vị trí tiếp xúc và tiến hành hàn nối theo thiết kế.
  • Quá trình thi công phải được giám sát bởi đội ngũ chuyên môn, kinh nghiệm, giải quyết những vấn đề phát sinh ngay khi thực hiện ép cọc.
  • Thực hiện ép cọc đến đúng đủ chiều dài, độ sâu cọc theo bản thiết kế.

Bước 3: hoàn thành

  • Sau khi cọc đã được ép đúng, đủ tại một vị trí nhất định, máy móc sẽ được dời sang vị trí cọc tiếp theo để tiếp tục thực hiện công việc cho tim cọc khác. 

 >> Qua những chia sẻ trên về ép cọc bê tông là gì cùng nhiều chi tiết có liên quan, Hùng Dũng hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

=> Tham khảo thêm : 

Cần hỗ trợ tư vấn về ép cọc bê tông xin vui lòng liên hệ : 

Ép Cọc Bê Tông Hùng Dũng

Địa Chỉ : 56/7 Đường Tam Bình, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức

SĐT : 0966390568 ( Mr Bôn )

Email : epcocbetonghungdung@gmail.com

Website : http://epcocbetonghungdung.com

 

wechat