Quy Trình Thi Công Móng Nhà Thép Tiền Chế

Kết cấu móng nhà thép tiền chế và phân loại móng

Quy Trình Thi Công Móng Nhà Thép Tiền Chế

Móng nhà thép tiền chế là gì? Tại sao chúng lại được quan tâm rầm rộ đến bài? Đọc bài viết này ngay để có lời giải đáp trọn vẹn nhất!


Quy trình thi công móng nhà thép tiền chế chuẩn


Bạn đang muốn tìm hiểu về móng nhà thép tiền chế cực bền? Bạn muốn xây dựng một bộ móng thép tiền chế thật chuẩn chỉnh? Nếu bạn đang muốn đào sâu hơn về những thông tin chi tiết của bộ móng này thì đây quả thật là bài viết mà bạn nên đọc kỹ. Chắc chắn rằng, bạn sẽ phải bất ngờ trước những chi tiết cực xịn. Vậy hãy cùng bắt đầu nghiên cứu và take note thật kỹ những thông tin ngay bây giờ thôi! 


Kết cấu móng nhà thép tiền chế và phân loại móng

Thông thường, bạn sẽ biết đến móng nhà thép tiền chế với các phần như sau:

  • Bản móng, hay còn được biết đến với tên gọi đài móng. Bộ phận này có hình dạng chữ nhật và được thiết kế với độ dốc vừa phải. Độ dốc này sẽ đảm rằng, dốc không bị tuột. Ngoài ra, để hoàn toàn đảm bảo độ vững chãi, chúng sẽ được gắn thêm gờ để tăng độ chắc chắn hơn.
  • Đà kiềng, hay còn được biết đến với tên gọi giằng móng. Là một bộ phận liên kết, xâu chuỗi giữa các móng với nhau. Phần đà kiềng thường có trên mình 2 chức năng chính là đỡ tương ngăn. Ngoài ra, nó còn chống độ lún lệch tương quan giữa các móng với nhau.
  • Chiều cao cổ móng. Đây là bộ phận nhằm đảm bảo được độ sâu khi bạn thực hiện việc chôn móng. Bạn sẽ được thông tin về những yêu cầu được đảm bảo liên quan đến hệ thống cấp thoát nước hay hầm ga,...

 

Tìm hiểu kết cấu chung

Tìm hiểu kết cấu chung


Phân loại móng nhà thép tiền chế thông dụng

Có thể bạn sẽ đụng đến những loại móng sau khi tìm hiểu về móng nhà thép tiền chế. Thông thường, một đơn vị xây dựng/ thi công sẽ cần nắm rõ về các loại móng để tư vấn cho bạn. Tuy nhiên, việc bạn sở hữu cho mình lượng kiến thức để có thể biết đến và so sánh sự phù hợp với riêng công trình của bạn lại là quan trọng nhất. 

 

Phân loại móng, cấu tạo móng

Phân loại móng, cấu tạo móng


Hiện nay, bạn có thể có 4 sự lựa chọn để so sánh và nghiên cứu. Việc lựa chọn 4 loại móng này thì đâu đâu cũng sẽ có ưu nhược điểm riêng. 
Móng băng: bạn sẽ có sự lựa chọn giữa móng băng 1 hoặc 2 phương. Cả hai đều có sự phù hợp riêng và khi chọn giữa 2 loại này bạn cũng cần để ý số tiền nữa nhé!
Móng cọc: cũng là một loại móng phổ biến, móng cọc cũng đem đến cho bạn 2 sự lựa chọn khác nhau chính là móng đài thấp và móng đài cao.
Móng đơn: không cần phải giới thiệu nhiều về loại móng này khi chúng chính là móng phổ thông. Được đánh giá là có khả năng chống chịu tốt, móng đơn thường được độc lập sử dụng với đế cột. Gồm móng cột và móng trụ.
Móng bè: đây là loại móng nhà thép tiền chế cuối cùng để bạn đưa ra sự lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn giữ móng bè phẳng, hoặc có khi là bè dạng hộp hay chỉ đơn giản là bè có gân hoặc bè nấm. Tất cả đều phụ thuộc địa thế cũng như trọng tải của công trình.


Quy trình thi công móng nhà thép tiền chế bạn nên biết

Bạn có thể tham khảo kỹ hơn quy trình thi công móng nhà thép tiền chế với 2 loại móng thông dụng nhất theo các bước cụ thể bên dưới.


Thi công móng băng

Móng băng chính là một loại móng được kéo chạy dài dưới hàng cột hoặc hàng đường. Chúng có thể độc lập song song hoặc giao nhau như ô bàn cờ. Chúng thực hiện truyền tải trọng lượng khá tốt và được thi công theo các bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị thi công. Dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị và nhân công. 
  • Bước 2: Đào móng. Đây là công đoạn mà bạn phải xác định được trục của công trình. Từ đó mà đào móng theo trục rồi dọn sạch khu vực vừa được đào. Hút sạch nước (nếu có) để khu vực này luôn khô ráo.
  • Bước 3: Gia công cốt thép. Đây là một khâu quan trọng để bạn có thể tin tưởng vào chất lượng móng. Kiểm tra chất lượng thép sạch, không gỉ sét, không bám bùn đất. Kiểm định các mối nối để đảm bảo kỹ thuật và cốt thép được bố trí đúng theo phương chịu lực. 
  • Bước 4: Đóng cốt pha. Hãy chọn những ván khuôn không bị mục nát, gia cố chắc chắn những vị trí tiếp xúc bằng đinh tán. Ván khuôn được đặt theo lưới thép cố định, thanh chống được kê trên gỗ dày tối thiểu 4cm, tim móng và cột được định vị đúng cao độ. 
  • Bước 5: Đổ bê tông. Bê tông được trộn bằng máy trộn chuyên dụng.
  • Bước 6: Bảo dưỡng. Bạn có thể tham khảo các cách như sử dụng nước, che chắn giữ ẩm,. hợp chất dưỡng hộ,...

 

Thi công móng, cấu tạo móng

Thi công móng, cấu tạo móng


Thi công móng đơn

Bạn có thể thi công móng nhà thép tiền chế đơn theo các bước căn bản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị như thi công móng băng
  • Bước 2: Đóng cọc
  • Bước 3: Đào hố cho móng
  • Bước 4: Làm phẳng bề mặt của hố móng
  • Bước 5: Đổ bê tông để lót móng
  • Bước 6: Gia công cho chất lượng cốt thép
  • Bước 7: Đổ bê tông cho móng
  • Bước 8: Tháo cốt pha móng và bảo dưỡng móng

 

Những quy trình cốt yếu khi thực hiện móng nhà thép tiền chế đã được thông tin đến bạn. Có lẽ, những thông tin này không quá đỗi hàn lâm và chi tiết nhưng chắc chắn sẽ hữu ích với bạn. Còn không mau mau ghi chép lại để có thể thông thạo và hiểu biết nhiều hơn? Bạn chắc chắn sẽ được các nhà thầu ngưỡng mộ khi nắm chắc những thông tin này trong tay đó!

 

>>Xem thêm về: ép cọc bê tông nền móng nhà

wechat