Nhà bán hầm là gì? Quy định xây dựng tầng hầm và bán hầm

Thế nào gọi là nhà bán hầm?

Quy Định Xây Dựng Tầng Hầm Và Bán Hầm

Vì sao nhà bán hầm được nhiều người lựa chọn? Xây nhà bán hầm gồm những quy định gì? Tìm hiểu ngay!

Nhà bán hầm là gì? Quy định xây dựng tầng hầm và bán hầm

Hiện nay, nhà bán hầm đang là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình khi xây tổ ấm. Kiểu nhà này đem lại cho gia chủ nhiều lợi ích về cả kinh tế lẫn thẩm mỹ. Mặc dù vậy, bạn cũng cần nắm rõ những quy định về xây dựng nhà bán hầm để đảm bảo an toàn.

 

Thế nào gọi là nhà bán hầm?

Có lẽ bạn đã quen với kiểu nhà có tầng hầm, còn nhà bán hầm thì khá mới mẻ do nó ra đời muộn hơn so với tầng hầm. Bán hầm là kiểu tầng hầm có một nửa nằm ở mặt đất và nửa kia nằm bên dưới lòng đất. 

Tầng bán hầm có một phần chiều cao nhô lên trên mặt đất. Điều này giúp hầm đón được ánh sáng từ thiên nhiên. Không gian của tầng hầm cũng trở nên thông thoáng, mát mẻ hơn. Nhà bán hầm cũng đem lại nhiều lợi ích cho gia chủ không kém gì so với tầng hầm truyền thống.

 

Xây nhà có tầng bán hầm, tầng hầm


Lợi ích của nhà bán hầm

Nhà bán hầm không phải ngẫu nhiên mà lại chiếm được cảm tình của nhiều người đến thế. Tầng bán hầm giúp ngôi nhà có thêm không gian tiện ích. Bạn có thể dùng nó để làm chỗ cất xe mà không cần phải đi tìm chỗ đỗ. Điều này giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền gửi xe không nhỏ hàng tháng. Đồng thời không mất thời gian di chuyển từ chỗ gửi xe về nhà.

Bạn cũng có thể dùng tầng bán hầm làm nơi chứa lò sưởi, bình nước nóng,...mà không tốn thêm chi phí xây kho. Khi đó, ngôi nhà sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn rất nhiều. Không những thế, tầng bán hầm còn giúp nâng mặt bằng chung của ngôi nhà lên. Từ đó, các phòng sẽ đón được nhiều ánh sáng và không khí trong lành.

 

Những quy định trong xây dựng tầng bán hầm

Nhà bán hầm có những lợi ích sử dụng tiện lợi

 

Chi phí xây tầng bán hầm

Nhà bán hầm quả thực đem lại nhiều lợi ích từ kinh tế, công năng cho tới thẩm mỹ. Có phải bạn đang thắc mắc về chi phí xây dựng tầng bán hầm hay không? Trên thực tế, chi phí bỏ ra để thiết kế tầng bán hầm là khá lớn. Số tiền bạn cần bỏ ra sẽ cao hơn từ khoảng 115 đến 140% so với khi không xây hầm.

Bên cạnh đó, việc làm tầng hầm còn đòi hỏi nhân công phải có kỹ thuật cao cùng vật liệu tốt. Nếu không, sau một thời gian sử dụng, công trình sẽ có hiện tượng thấm nước. Khi đó, quá trình chống thấm sẽ khó khăn. Hơn nữa, nếu bạn muốn đào hầm sâu thì số tiền phải chi sẽ càng lớn hơn.


Những quy định khi xây tầng hầm

Nhà bán hầm hay có tầng hầm truyền thống thì đều đem lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bạn cần biết những quy định khi xây dựng để tránh phạm phải những sai sót nghiêm trọng. Dưới đây là một số quy định khi xây tầng hầm:


Số lượng tầng hầm tối đa

Bộ Xây dựng quy định số tầng hầm tối đa mà một công trình được xây dựng là 5 tầng. Trên thực tế, rất hiếm căn nhà nào có tới 5 tầng hầm. Người ta thiết kế 1 tầng là điều dễ thấy ở nhiều công trình từ nhà ở cho tới công trình công cộng. 
Với những công trình thuộc hạng mục có diện tích lớn hoặc mang mục đích kinh doanh thì có thể làm 2 -3 tầng hầm. Nhiều tầng hầm như vậy nhưng mục đích chủ yếu cũng chỉ để phục vụ việc trông cất xe. 

 

Chiều cao của tầng hầm

Chiều cao tiêu chuẩn của tầng hầm do Bộ Xây dựng quy định là 2.2m. Cùng với đó, đường dốc của tầng hầm cũng phải có chiều cao tối thiểu là 2.2m. Độ dốc và chiều cao đúng quy chuẩn sẽ đảm bảo sự an toàn cho các phương tiện. Quá trình di chuyển trong hầm cũng theo đó mà dễ dàng hơn.

Thiết kế cột và đà trong tầng hầm cũng có những quy định riêng. Theo đó, tầng hầm nhiều đà thì độ cao phải được giảm xuống mức 20 đến 30cm. Do đó, hầm cao 2,2m là độ cao vừa phải để đảm bảo thông thoáng, thuận tiện.

 

Những quy định trong xây dựng tầng bán hầm

Những quy định trong xây dựng tầng bán hầm

 

Nhà bán hầm có những quy định xây hầm tương tự như tầng hầm truyền thống. Sau đây là một số quy định khi xây hầm của công trình nhà bán hầm mà bạn cần nắm rõ:

  • Độ cao tối thiểu là 2,2m. 
  • Phần nổi của hầm tính tới sàn của tầng một không quá 1.2m so với vỉa hè.
  • Độ dốc của hầm cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
  • Độ dốc mặt đường vào nhà là 12% (20 đến 25% đối với công trình sát mặt đường và không có sân).
  • Chú ý đến giải pháp thông khí cũng như ánh sáng để đảm bảo sự thoáng đãng, thoải mái.
  • Cân đối ram dốc để đỗ xe máy và ô tô đều thuận tiện.

 

Những lưu ý khi xây tầng hầm và bán hầm

Bên cạnh những quy định của Bộ Xây dựng nói trên, bạn cần lưu ý những điều sau khi xây tầng hầm hoặc nhà bán hầm:

  • Phải cân nhắc kỹ khi xây dựng hầm khi diện tích đất nhỏ. Bởi vì khi hầm nhỏ thì ram dốc và công trình phụ khác sẽ chiếm hết diện tích khoảng không.
  • Nếu công trình dưới ba tầng thì không nên xây hầm. Khi đó, tầng hầm sẽ không phát huy được tối đa lợi ích.
  • Cân đối số tầng của công trình với diện tích hầm nếu dùng hầm để đỗ xe. Điều này giúp bạn tránh tình trạng quá tải số phương tiện cần cất giữ.

Những quy định trong xây dựng tầng bán hầm

Xây dựng nhà có tầng bán hầm


Trên đây là những thông tin về nhà bán hầm cùng những quy định khi xây tầng hầm, bán hầm. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn trong việc tìm hiểu về các loại nhà có hầm. Chúc các bạn sở hữu được căn nhà như ý nhé!

>>Có thể bạn quan tâm: ép cọc bê tông móng nhà bán hầm

 

wechat