3 loại cọc bê tông phổ biến trong xây dựng nền móng công trình

Cọc bê tông cốt thép thường

Phân loại cọc bê tông phổ biến trong xây dựng

3 loại cọc bê tông phổ biến trong xây dựng nền móng công trình.

 

Hãy cùng tìm hiểu về sự phân loại các loại cọc phổ biến trong xây dựng nền móng công trình, để hiểu rõ hơn về việc thi công móng công trình, một phần quan trọng trước tiên nhất của công trình.

 

1. Cọc bê tông cốt thép thường

 

Đây là loại cọc được sản xuất sẵn tại những xưởng sản xuất hoặc công trường đúc sẵn và sử dụng các phương tiện chuyên dụng để đóng và nén xuống đất. Loại cọc này thường có tiết diện vuông, chiều dài tiết diện cọc phụ thuộc vào địa chất và quy mô công trình. Nếu chiều dài quá lớn thì có thể chia cọc thành những đoạn ngắn để thuận tiện chuyên chở và thiết bị hạ cọc. Các cọc thường gặp hiện nay có tiết diện khoảng 0,2 - 0,4m, chiều dài cọc thường nhỏ hơn 12m. Bê tông dùng cho cọc mác từ 250 - 350.

Loại cọc bê tông này thường sử dụng trong môi trường hợp địa chất có nền đất mới san bằng như khu dân cư mới, đất nền có chướng ngại vật. Vì đối với loại cọc này có khả năng đâm xuyên qua cá lớp địa hình cứng có nhiều chướng ngại vật mà vẫn đảm bảo không bị nứt gãy.

2. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Đây là loại cọc được sản xuất và bảo dưỡng trên dây chuyền và đã được sản xuất theo những quy cách và khuôn khổ cụ thể. Loại cọc này có 2 loại hình dạng phổ biến là cọc hình tròn và cọc hình vuông mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên.

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lục được sản xuất bằng phương pháp ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ 400 đến 600 ( tương tương là B40 và B60). Chiều dài và bề dày thành cọc tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc. Loại cọc này được dùng thích hợp với những công trình được xây dựng ở những nơi có điều kiện địa chất đơn giản, không có nhiều chướng ngại vật cứng. Việc hạ cọc có thể áp dụng các thiết bị đơn giản như hạ bằng búa, máy ép cọc, xoắn hoặc dùng phương pháp xói nước.

Cọc ly tâm dự ứng lục có thể cấm sâu hơn rất nhiều so với cọc bê tông cốt thép thường nên tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền. Do vậy, lượng cọc bố trí sẽ ít hơn và sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng hơn.

Vì đây là loại bê tông kết hợp với thếp cường lực nên sẽ giảm được tiết diện cốt thép, nên sẽ giảm được trọng lượng giúp thuận tiện trong việc chuyên chở và kinh phí. Một ưu điểm khác của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực là khả năng chịu tải ngang lớn, do bê tông của loại cọc này được ứng lực từ trước nên tăng khả năng chịu kéo, cũng vì thế mà khả năng chống ăn mòn chống thấm cũng cao.

3. Cọc khoan nhồi

Đây là loại cọc được đổ bê tông tại công trình, bê tông được đổ vào những lỗ khoan hoặc ống thiết bị. Đường kính cọc đa dạng với nhiều thông số và có thể không đồng đều ở các lỗ khoan địa chất, chiều dài cọc không hạn định tùy thuộc vào sức nặng công trình và điều kiện khu vực địa chất.

Với đường kính là 0,6m, 0,8m, 1,0m, 1,2m, 1,4m, cho thấy tiết diện của loại cọc này lớn hơn nhiều so với 2 loại cọc đút sẵn. Mặc du sức kháng đơn vị nhỏ hơn nhưng sức chị tải vẫn lớn hơn, do số lượng các cọc được bố trí ít nên khi tải trọng công trình rất lớn thì ta nên sử dụng loại cọc khoan nhồi này.

Ưu điểm nổi bất của loại cọc này là có thể sử dụng đối với những địa hình đất có độ cứng cao thậm chí cọc đóng cũng không thể tới được. Sức chịu tải ngang rất lớn nên việc thi công cọc nhồi có chất rung nhỏ hôn nhiều so với thi công cọc đóng, thi công cọc nhồi không gây trồi dất xung quanh,  nên cọc nhồi phù hợp để áp dụng đối với những công trình được xây dựng tại những khu dân cư mà không sợ bị tác động đến chất lượng của những công trình liền kề. có thể thi công tại các địa điểm chật hẹp hoặc trong ngõ ngách nhỏ.

Trên đây là 3 loại cọc được sử dụng phổ biến trong thi công nền móng công trình. Nếu có nhu càu tìm hiểu thêm hay cần đúc cọc xây dựng quý vị có thể tham khảo tại đây nhé. 

 

 

wechat