Ép cọc bê tông chất lượng, giá rẻ, uy tín

Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông chất lượng, giá rẻ, uy tín

Ép cọc bê tông chất lượng, giá rẻ, uy tín

Trong xây dựng, để đảm bảo mỗi công trình có độ vững chắc, không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ngoại cảnh, nền móng luôn là công đoạn được đầu tư nhiều công sức nhất. Trong đó, giai đoạn thi công ép cọc bê tông có vai trò quan trọng để hình thành nên một hệ thống nền móng công trình vững chãi. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật liên quan đến ép cọc bê tông. Bao gồm quy trình thi công, phân loại, ưu điểm, bảng giá ép cọc bê tông giá rẻ, chất lượng nhất hiện tại nhé!

Ép cọc bê tông Hùng Dũng

Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là phương pháp dùng các loại máy móc chuyên dụng để đưa cọc xuống đất, đến một độ sâu nhất định thì dừng thi công. Đây được đánh giá là công đoạn vô cùng quan trọng trong thi công ngành xây dựng và đang được ứng dụng phổ biến.

Các loại máy ép cọc bê tông thường được đưa vào sử dụng bao gồm búa rung, robot, máy Neo,... để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thi công, đặc biệt khi xây dựng những công trình nhà cao tầng.

Máy móc dùng để thi công ép cọc hiện nay đã đáp ứng được mọi yêu cầu trong quá trình sử dụng của công nhân xây dựng do ngày càng được hoàn thiện, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Đây cũng là lý do khiến ứng dụng ép cọc bê tông ngày càng trở nên phổ biến, ngay cả từ những công trình nhỏ như nhà ở cho đến những công trình đồ sộ.

Đài móng cọc là gì?

1. Đài móng cọc là gì?

Để liên kết cọc với nền móng, một bộ phận liên quan có vai trò quan trọng không kém đó chính là đài móng cọc. Bộ phận này giúp cân bằng toàn bộ công trình và đảm bảo lực được phân bố đều khắp. Dựa vào tính chất của đài móng cọc mà người ta phân thành 2 loại tương ứng là đài mềm và đài cứng.

Bởi vai trò của đài móng cọc là vô cùng to lớn, nên trong quá trình xây dựng, bên cạnh ép cọc bê tông, người ta cũng bỏ rất nhiều công sức, sự cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo chúng có khả năng chịu tải đúng theo quy trình tiêu chuẩn. Mọi công tác khảo sát, chuẩn bị mặt bằng đều được diễn ra một cách khoa học, nghiêm túc để lên được kế hoạch thi công phù hợp nhất với mặt bằng hiện có.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện ép cọc bê tông, các chủ đầu tư cũng thường xuyên phải kiểm tra, giám sát để triển khai công trình theo đúng quy trình, tiến độ. Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về chất lượng, đáp ứng đầy đủ máy móc, kỹ thuật, tránh xảy ra những ảnh hưởng không đáng có đối với nền móng công trình và đài móng cọc.

2. Quy trình bố trí thép đài móng cọc

Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ép cọc bê tông cũng như xây dựng đài móng cọc, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin thật cụ thể về quy trình thi công ép cọc khi bố trí thép đài móng cọc tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay. Cụ thể bao gồm 4 bước như sau:

Ép cọc C1

Bước đầu tiên khi tiến hành quy trình ép cọc khi đã bố trí sẵn sàng thép đài móng cọc đó chính là ép cọc C1 vào những vị trí đã được quy định, lựa chọn từ trước. Trong quá trình thực hiện, bạn cần đặc biệt lưu ý hướng của cọc khi dựng vào các giá đỡ được thể hiện rất chi tiết thông quan bản thiết kế công trình.

Quá trình ép cọc cần diễn ra chậm rãi để kịp thời phát hiện những lỗi hỏng của kỹ thuật hoặc yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nếu có. Khi xảy ra một lỗi dù là nhỏ nhất, bắt buộc đơn vị thi công phải dừng công việc để điều chỉnh thanh cọc ép về đúng vị trí quy định ban đầu.

Thi công ép cọc

Sau khi đã ép toàn bộ các cọc C1 đến một độ sâu nhất định, phù hợp với thiết kế móng, đơn vị thi công tiếp tục kiểm tra lại toàn bộ những mối nối cùng vị trí lắp dựng đoạn cọc. Thao tác này giúp đảm bảo tâm cọc được đặt đúng vị trí trùng với đoạn mũi cọc và có độ nghiêng tiêu chuẩn nhỏ hơn 1%.

Tiếp tục dùng lực để gia tải lên cọc ở một vị trí tiếp xúc nhất định và hàn mối nối theo bản thiết kế đã được quy định sẵn. Tất cả các công đoạn này đề phải diễn ra dưới sự giám sát sát sao của đội ngũ kỹ sư có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo không xảy ra bất cứ sự sai sót nào phát sinh khi thực hiện ép cọc.

Trong quá trình thực hiện cần có sự hỗ trợ của thiết bị dựng đoạn cọc lõi thép để tiến hành chụp vào đầu cọc. Đồng thời tiếp tục ép cọc bê tông cho tới khi đến được độ sâu tiêu chuẩn được quy định trong bản thiết kế thì dừng lại.

Hoàn thành

Mỗi cọc ép sẽ được thực hiện theo đúng quy trình như 2 bước trên. Nếu kiểm tra không có sai sót gì phát sinh, đơn vị thi công sẽ di chuyển thiết bị sang vị trí cọc tiếp theo để tiếp tục công việc của mình.

Các loại cọc bê tông trong thi công ép cọc xây dựng 

Hiện nay trong thi công ép cọc xây dựng có 3 loại cọc bê tông phổ biến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể từng phân loại cọc này như thế nào nhé!

1. Cọc bê tông thường

Cọc bê thông thường là loại được những xưởng sản xuất hoặc công trường sản xuất từ trước. Khi thi công chỉ cần sử dụng những phương tiện chuyên dụng để nén và ép cọc bê tông xuống đất giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Thông thường, người ta thường thiết kế loại cọc này theo dạng hình vuông có chiều dài tiết diện phụ thuộc vào quy mô và địa chất của từng công trình. Nếu không may chiều dài của cọc quá lớn, các đơn vị thi công có thể chia cọc thành những đoạn ngắn để thuận tiện cho quá trình ép cọc cũng như chuyên chở tới vị trí thi công.

Những công trình có đất nền mới san bằng hoặc đất nền có chướng ngại vật như khu dân cư mới rất thích hợp ép cọc bê tông loại này. Bởi chúng có khả năng đam xuyên qua những chướng ngại vật và các lớp địa hình cứng mà không sợ bị nứt gãy khi ép cọc bê tông.

2. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Đây là loại cọc có 2 dạng phổ biến là cọc hình vuông và hình trong, được sản xuất theo khuôn khổ và quy cách cụ thể. Loại cọc này được sản xuất và bảo dưỡng bằng phương pháp ly tâm nên có khả năng chịu nén và độ bền rất ấn tượng.

tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc mà người ta sản xuất cọc ly tâm dự ứng lực có chiều dài và bề dày phù hợp. Những công trình có địa chất đơn giản, không có quá nhiều chướng ngại vật trong đất sẽ phù hợp để ép cọc bê tông loại này. Đồng thời, quá trình ép cọc cũng được diễn ra đơn giản hơn hẳn với máy ép cọc, xoắn, búa hoặc dùng phương pháp xói nước.

Cọc ly tâm dự ứng này có khả năng đâm xuyên dưới lòng bàn đất vượt trội hơn hẳn những loại cột thông thường nên số lượng cọc sẽ ít hơn, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí dành cho xây dựng mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn cần thiết.

Do được kết hợp với thép cường lực trong quá trình sản xuất nên trọng lượng của loại cọc ép này cũng nhẹ hơn, tiết diện nhỏ hơn, thuận lợi cho việc di chuyển. Khả năng chịu lực của loại cọc này không kém cọc bê tông, thậm chí còn có khả năng chịu kéo vượt trội và khả năng chống thấm, chống an toàn vô cùng ấn tượng.

3. Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là loại cọc sẽ được làm ngay tại công trình bằng cách đổ bê tông xuống những ống thiết bị hoặc lỗ khoan. Vì vậy, kích thước và các thông số của cọc sẽ không được đồng đều, chiều dài tùy thuộc vào điều kiện địa chất và sức nặng của công trình.

Thông thường, khi ép cọc bê tông sẽ có những kích thước đường kính từ 0,6 đến 1,4m với số lượng cọc bố trí ít nên tải trọng công trình lớn.

Loại cọc này có ưu điểm nổi bật về độ cứng, phù hợp với mọi loại địa hình đất và không gầy trồi đất ở các khu vực xung quanh. Với các công trình gần khu dân cư, đây là một sự lựa chọn hoàn hảo thay thế 2 loại cọc bê tông trên do không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân quanh khu vực. Những địa điểm có diện tích khiêm tốn như ngõ, ngách nhỏ cũng có thể áp dụng và đảm bảo được sức chịu tải ngang rất lớn của cọc khoan nhồi.

Có nên ép cọc bê tông? Tại sao phải ép cọc bê tông?

Vậy có nên ép cọc bê tông hay không và tại sao phải ép cọc bê tông cho công trình xây dựng? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về những tiêu chuẩn cần thực hiện trong thi công xây dựng.

Hiện nay, tình trạng công trình xuống cấp, sụt lún, thậm chí đổ sập chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng đã xuất hiện ngày càng nhiều. Đây chính là hậu quả của việc không đáp ứng được quy trình thi công móng đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Những công trình có phần móng không tốt, không ép cọc bê tông có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro hơn rất nhiều cho người thi công công trình và người sử dụng sau này.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của ép cọc bê tông chính là phân bố lực của công trình đến các lớp đất xung quanh và bên dưới thật đều, đảm bảo sự an toàn khi thi công và sử dụng. Chính vì vậy, họ luôn luôn rất chú trọng tới quá trình đóng, ép, hạ cọc lớn xuống các tầng đất sâu để tăng khả năng chịu trọng tải lớn của móng.

Phụ thuộc vào từng loại địa hình và trọng tải của công trình, bạn có thể lựa chọn những giải pháp cọc ép, cọc ép neo, cừ tràm hoặc cọc ép nhồi,... Tuy nhiên, phân loại cọc ép bê tông hiện nay đang được ứng dụng nhiều nhất ở hầu hết tất cả các công trình từ nhà ở cho tới nhà cao tầng bởi ưu điểm về quá trình thi công nhanh gọn, giá thành hợp lý, chịu được trọng tải lớn.

Các phương pháp ép cọc được phổ biến nhất

Có 2 phương pháp ép cọc bê tông hiện đang được ứng dụng phổ biến nhất, cụ thể như sau:

1. Ép đỉnh cọc bê tông

Đây là phương pháp mà đơn vị thi công cần tác động vào đỉnh cọc bằng máy ép thủy lực để dồn lực xuống cọc, giúp cọc đâm sâu vào lòng đất một cách vững chắc nhất. Phương pháp thi công này khá thủ công nhưng máy ép thủy lực vẫn có khả năng đưa cọc ép xuống lòng đất với độ sâu từ 6 đến 8 mét do tạo ra lực lớn hơn so với lực ma sát từ đất cát.

Ưu điểm của phương pháp ép cọc bê tông này chính là sự hiệu quả và quá trình thi công tương đối đơn giản. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là thời gian thi công lâu trong khi phải sử dụng quá nhiều sức người bởi không được sự hỗ trợ từ máy móc.

2. Ép cọc ôm

Ép cọc ôm cũng có nhiều nét tương đồng với ép đỉnh nhưng điểm tác động lực không phải đỉnh cọc mà là 2 bên hông của cọc. Với những loại đất công trình không cần đến sự hỗ trợ của giá khung cọc thì việc lựa chọn phương pháp ép cọc bê tông này là vô cùng phù hợp.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là tính hiệu quả cao cũng như tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức người khi thi công. Tuy nhiên, ép cọc ôm cũng có những hạn chế riêng do không thể đưa cọc ép xuống sâu lòng đất như ép đình. Vì vậy, nếu đất tại công trình có nhiều đất sét hoặc á sét sẽ tạo ra ma sát lớn, cọc dễ bị gãy, nứt. Vì vậy, phương pháp này ít được phổ biến như phương pháp ép đỉnh và phải cần phân tích chỉ số nền đất nhất định mới có thể tiến hành thi công.

Những phương pháp thi công ép cọc bê tông chất lượng hiện nay

1. Ép cọc bằng máy Neo

Thi công ép cọc bê tông bằng máy Neo có ưu điểm về thời gian thi công nhanh chóng với thao tác dễ dàng ở mọi điều kiện đất nền. Quá trình thi công hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới các công trình hoặc khu dân cư liền kề trong mặt bằng hẹp cũng như không gây tiếng ồn, mức chi phí thấp. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khó đáp ứng được những công trình trọng tải lớn, cần chôn cọc thật sâu.

2. Ép cọc bằng máy bán tải

Ép cọc bê tông bằng máy bán tải là phương pháp khá phổ biến, được áp dụng rộng rãi ở những công trình quy mô từ nhỏ đến lớn. Sử dụng phương pháp này giúp các đơn vị thi công dễ dàng kiểm soát chất lượng của sản phẩm cũng như phù hợp với nhiều công trình khác nhau. Đặc biệt, mức chi phí sử dụng cho phương pháp này cũng tiết kiệm hơn nhiều so với những kiểu ép cọc bê tông khác. Tuy nhiên, chúng cũng có những hạn chế nhất định khi không đáp ứng được đủ độ an toàn như khi ép bằng robot hoặc máy neo. Đặc biệt, thời gian thi công phương pháp này cũng thuộc loại dài nhất.

3. Ép cọc bằng máy Tải

Do máy Tải có tải trọng lớn từ 60 đến 150 tấn nên không được sử dụng phổ biến tại nước ta hiện nay. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thi công ép cọc bê tông này chính là sức chịu tải cao nên phù hợp với những công trình quy mô lớn, nhà cao tầng. Tuy nhiên, chúng đòi hỏi một mức chi phí cao, tiếng ồn khi thi công rất lớn cũng như tốn nhiều thời gian.

4. Thi công ép cọc bằng máy Robot

Đây là phương pháp ép cọc bê tông mới nhất và được đánh giá rất cao về độ hiệu quả. Độ chính xác của phương pháp thi công bằng máy robot này cao hơn hẳn những kiểu thi công thông thường. Đồng thời rút ngắn được thời gian thi công ở những công trình lớn do robot có khả năng chịu tải cao mà không phải loại máy nào cũng làm việc được. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một mức giá khá đắt đỏ và cần tới một quy trình chuyên biệt, phức tạp.

Cập nhật bảng giá ép cọc bê tông

1. Ép cọc bê tông NEO

 

STT

Tiết diện

Mác bê tông

Thép thái nguyên

Thép đa hội

Đơn giá cọc/m

Đơn giá ép/m

Đơn giá trọn gói/m

1

200x200

250

D14

 

135.000đ

30.000đ

165.000đ

2

200x200

250

 

D14

105.000đ

30.000đ

135.000đ

3

200x200

250

D14

 

135.000đ

30.000đ

165.000đ

4

200x200

250

 

D14

105.000đ

30.000đ

135.000đ

5

250x250

250

D14

 

190.000đ

45.000đ

235.000đ

6

250x250

250

 

D14

150.000đ

45.000đ

195.000đ

7

250x250

250

D16

 

185.000đ

49.000đ

234.000đ

8

250x250

250

 

D16

155.000đ

49.000đ

204.000đ

9

250x250

250

D14

 

170.000đ

49.000đ

219.000đ

10

250x250

250

 

D14

155.000đ

49.000đ

204.000đ

11

250x250

250

D16

 

190.000đ

49.000đ

239.000đ

12

250x250

250

 

D16

170.000đ

49.000đ

219.000đ

13

300x300

300

D16

 

280.000đ

70.000đ

350.000đ

14

300x300

300

 

D16

260.000đ

70.000đ

230.000đ

15

300x300

300

D18

 

300.000đ

70.000đ

370.000đ

 

2. Ép cọc ly tâm tròn 

CỌC LY TÂM

Mác cọc Ly Tâm, PC, PHC

Chiều dài Cọc/m

Báo giá/md

Cọc bê tông ly tâm đúc sẵn PC, PHC – D300

#600-800

6,7,8,9,10,11,12

200.000-210.000

Cọc bê tông ly tâm đúc sẵn PC, PHC – D350

#600-800

6,7,8,9,10,11,12

260.000-270.000

Cọc bê tông ly tâm đúc sẵn PC, PHC – D400

#600-800

6,7,8,9,10,11,12

330.000-350.000

Cọc bê tông ly tâm đúc sẵn PC, PHC – D500

#600-800

6,7,8,9,10,11,12

430.000-460.000

Cọc bê tông ly tâm đúc sẵn PC, PHC – D600

#600-800

6,7,8,9,10,11,12

540.000-560.000

3. Ép cọc bê tông bằng Robot

TT

Loại cọc bê tông

Loại sắt

Đơn giá cọc 

(cả vận chuyển)

Đơn giá ép

(khối lượng ép >1000m)

Đơn giá ép

(khối lượng ép <1000m) 

1

200x200, mác 250

D14 Việt Úc

135.000đ - 145.000đ/m

20.000đ - 60.000đ/m

Trọn gói 60 - 80 triệu

2

250x250, mác 250

D14 Việt Úc

190.000đ - 200.000đ/m

20.000đ - 60.000đ/m

Trọn gói 60 - 80 triệu

 

Cách ép cọc bê tông chuẩn kỹ thuật nhất (áp dụng với phương pháp ép đỉnh)

Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về chất lượng sản phẩm cũng như rút ngắn thời gian thi công, các đơn vị phụ trách phải thực hiện theo đúng những bước trong quy trình dưới đây:

  • Chuẩn bị cọc và mặt bằng:

Để thi công ép cọc bê tông thông qua phương pháp ép đỉnh, việc đầu tiên cần chuẩn bị đó chính là đáp ứng được tiêu chuẩn về kích thước của cọc. Đồng thời xác định được những vị trí đóng cọc cụ thể đúng với bản thiết kế đã yêu cầu từ trước. Mặt bằng phải đảm bảo không có vật cản trở quá trình ép cọc cũng như được đánh dấu vị trí để quá trình ép cọc bê tông được diễn ra sạch sẽ, nhanh chóng, gọn gàng nhất.

  • Lắp đặt dàn máy ép:

Máy ép sẽ được di chuyển tới công trường và sắp xếp ở những vị trí thuận tiện nhất cho quá trình thi công, đồng thời không gây cản trở cho khu vực giao thông xung quanh.

Tiêu chuẩn của ép cọc bê tông

Bên cạnh việc đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình thi công, công trình phải đảm bảo tiêu chuẩn của ép cọc, thi công để mang tới những công trình an toàn, bền đẹp nhất.

1. Khoảng cách ép cọc bê tông đạt chuẩn

Khoảng cách ép cọc bê tông chuẩn với cự ly tối thiểu là 2,5D theo quy định 22TCN-272-05. Trong đó, D là đường kính/chiều rộng của cọc. Khoảng cách tối đa là 6D tuy theo thiết kế đài cọc và móng cọc. 

2. Ép cọc bê tông sâu bao nhiêu

Độ sâu khi ép cọc bê tông cần phụ thuộc vào độ sâu cọc bê tông cũng như loại hình địa chất.

Nếu móng nông, chiều sâu chỉ nên dao động từ 0,5m đến 3m để đảm bảo sự kiên cố của công trình, Móng sâu có thể đáp ứng độ sâu từ 12 đến 17m tùy thuộc vào địa chất và loại cọc sử dụng.

Những công trình xây dựng trên cả 3 dạng địa chất bao gồm đất ruộng, đất cát pha, đất liền thổ có thể sử dụng độ sâu phổ biến từ 10 đến 25m.

Giải đáp thắc mắc khi ép cọc bê tông

1. Nhà 1 đến 6 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Những loại cọc 200x200 hoặc 250x250 nên thi công ép cọc bê tông bằng máy thủy lực tải trọng từ 40 đến 50 tấn là đảm bảo độ an toàn và hiệu quả nhất.

2. Nên ép cọc vuông hay tròn?

Mỗi loại cọc đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, nhưng để lựa chọn 1 trong 2 loại cọc, bạn phải phụ thuộc vào từng loại công trình. Cọc tròn dễ gãy, giá thành rẻ nên chỉ phù hợp với các công trình bờ kè, cầu cảng. Cọc vuông cứng cáp hơn, thi công dễ hơn nhưng giá thành lại cao, dùng để thi công tòa chung cư, nhà dân dụng, nhà xưởng,.. sẽ phù hợp.

3. Ép cọc bê tông đến khi nào thì dừng?

Chiều sâu khi ép cọc bê tông thường dày hơn 5m. Nếu đã đáp ứng độ sâu này mà vẫn gặp lớp đất yếu thì chủ đầu tư và bên thiết kế phải bàn bạc để đưa ra quyết định chiều sâu hố khoan phù hợp.

4. Ép cọc bê tông sát tường thì phải làm sao?

  • Đảm bảo độ cao quy định, không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ sở hữu nhà đất xung quanh khu vực.
  • Công tác khảo sát công trình phải tiến hành cẩn thận để đưa ra phương pháp thi công an toàn.
  • Có xuất hiện dấu hiệu làm ảnh hưởng tới nhà liền kề thì phải dừng thi công ép cọc bê tông ngay.

5. Khoảng cách 2 cọc ép là bao nhiêu là đạt chuẩn?

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa 2 cọc ép được tính theo công thức 2,5D trong đó D là đường kính cọc ép, phụ thuộc vào loại cọc, tình trạng đất, yêu cầu riêng của mỗi công trình,...

6. Ép cọc hay khoan nhồi? Loại nào tốt hơn?

Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định, bạn cần căn cứ vào yêu cầu của từng công trình để lựa chọn hình thức phù hợp.

7. Ép cọc bê tông qua lớp cát như thế nào?

Nếu ép cọc bê tông qua lớp cát cần khoan dẫn trước đi ép kèm xối nước để giảm sự xuất hiện độ chối giả của đất.

8. Ép cọc bê tông trên nền đất yếu có nguy hiểm gì? Giải pháp ra sao?

Nền đất yếu khi sử dụng phương pháp ép cọc sẽ rất nguy hiểm so sức tải của móng không ổn định, độ lún cao,... Vì vậy, để thi công ép cọc bê tông trên nền đất này, bạn cần thay đổi chiều sâu chôn móng cũng như loại móng để giảm áp lực lên đất nền.

Nếu bạn đang quan tâm tới dịch vụ ép cọc bê tông chuyên nghiệp, uy tín với mức giá rẻ, hãy  nhấc máy và liên hệ ngay với Ép cọc bê tông Hùng Dũng qua hotline 0966390568 để được nhận tư vấn cụ thể nhất.

 

wechat