Tìm hiểu công thức tính thể tích móng đơn trong xây dựng

Công thức tính thể tính móng đơn chuẩn xác nhất

Công Thức Tính Thể Tích Móng Đơn Trong Xây Dựng

Móng đơn là gì? Trong xây dựng, công thức tính thể tích móng đơn như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhé! 


Tìm hiểu công thức tính thể tích móng đơn trong xây dựng 


Trong công trình xây dựng, móng được xem là bộ phận quan trọng tạo nên sự bền vững, chắc chắn. Do đó, đơn vị thi công cần nắm chắc công thức tính thể tích móng đơn. Nhằm thực hiện tính toán một cách chính xác nhất, tránh nhầm lẫn, sai lệch. Vậy công thức tính móng đơn như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các bạn tham khảo nhé! 

 

Công thức tính thể tích móng đơn chuẩn xác nhất

Công thức tính thể tích móng đơn chuẩn xác nhất 


Móng đơn là gì?


Móng đơn hay có tên gọi khác là móng cốc là một cột lớn hoặc chùm cột có khả năng chịu lực lớn. Thông thường, móng đơn được sử dụng chủ yếu ở những công trình có tải trọng nhẹ. Như vậy, gia chủ sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng khi sử dụng loại móng này. .
Công thức tính thể tích móng đơn vô cùng đơn giản. Gia chủ cần tính toán trước để chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu. Hiện nay có 3 loại móng đơn phổ biến đó là: móng mềm, móng cứng, móng kết hợp - riêng lẻ. Dựa vào tải trọng của công trình mà sử dụng loại móng sao cho phù hợp. 


Móng đơn có cấu tạo như thế nào?

 
Trong xây dựng, móng đơn được đánh giá có cấu tạo đơn giản, dễ thực hiện. Gia chủ chỉ cần áp dụng công thức tính thể tích móng đơn là có thể thi công chuẩn xác. Về cơ bản, móng đơn bao gồm các bộ phận sau đây:

  • Giằng móng: Thao tác này để nâng đỡ tường ngăn bên trên và giảm độ lún giữa các tầng móng.
  • Cổ móng: Trong thực tế, phần cổ móng được mở rộng sang các phía để lớp bê tông được kiên cố. 
  • Bàn móng: Thông thường, bàn móng có đáy hình chữ nhật được tính toán hợp lý và có độ dốc vừa phải. 
  • Lớp bê tông lót: Để làm sạch, phẳng hố móng và ngăn chặn mất nước xi măng khi đổ khuôn. 

Móng đơn có cấu tạo đơn giản nhưng mức tải trọng lớn

Móng đơn có cấu tạo đơn giản nhưng mức tải trọng lớn 


Công thức tính thể tính móng đơn chuẩn xác nhất

 
Nếu bạn làm trong lĩnh vực xây dựng thì công thức tính thể tích móng đơn đã quá quen thuộc. Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, việc tính toán thể tích móng đơn có vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó, chúng ta tính toán được nguyên vật liệu, kích thước và sức chịu của móng. 
Về kích thước đáy móng đơn có 2 trường hợp xảy ra khi tải trọng được đặt đúng tâm (P ≤ R) hoặc lệch tâm (P ≤ 1.2R). Công thức tính thể tích móng đơn chuẩn xác nhất đó là R = m(A.γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:

  • b: Bề dày mặt móng.  
  • q: Tải trọng một bên. 
  • c: Lực dính theo đất nền. 
  • A, B, D: Phụ thuộc vào góc ma sát của đất. 
  • m: Hệ số điều kiện để đổ móng đơn. 

 

Sử dụng công thức tính thể tính móng để xác định NVL

Sử dụng công thức tính thể tính móng để xác định NVL


Ngày này, móng đơn được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, vuông, tam giác,... Dựa vào hình dạng đáy móng, công thức tính thể tích móng đơn trong một số trường hợp cụ thể:

  • Hình tam giác: S = bh/2
  • Hình chữ nhật: S = ab
  • Hình tròn: S = πR²
  • Hình vành khuyên: S = (π(D² – d²))/4
  • Hình thang: S= ((a + b)/2)*h
  • Hình vuông: S = a2
  • Hình lập phương: V = a3, Sxq = 4a2
  • Hình hộp: V = abc, Sxq = 2.(ac + bc)
  • Hình ống: V = (π/4).h.[D²-d²], Sxq = π.h.

 

Các bước thi công móng đơn theo kỹ thuật

 

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu, xác định vị trí đào móng 

Trước khi thi công, gia chủ hãy áp dụng công thức tính thể tính móng đơn để xác định nguyên liệu cần dùng. Điều này để tránh thiếu sót, sơ xuất trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, thực hiện đóng cọc theo bản thiết kế trước đó. Những nơi có nền đất yếu cần có biện pháp gia cố, khắc phục. 

  • Bước 2: Thực hiện đào móng đơn 

Tiếp theo, chúng ta cần tiến hành đào hố móng ở vị trí đã đóng cọc. Người thi công đào móng phải có kiến thức chuyên môn về độ nông sâu, diện tích, tải trọng. Điều này nhằm tránh xảy ra sự cố hoặc ảnh hưởng tới chất lượng của công trình. Lưu ý, khi đào xong phải làm phẳng mặt hố móng để thực hiện các bước sau. 

  • Bước 3: Thi công đổ lớp bê tông lót 

Tới đây, bạn cần đổ một lớp bê tông lót dưới đáy móng để hạn chế mất nước và bề mặt được phẳng. Khi lớp bê tông này đã khô thì tiến hành ghép cốt pha theo lưới thép đã được chuẩn bị trước đó. 

 

Sử dụng công thức tính thể tính móng để xác định NVL

Tuân thủ các bước thi công đổ móng đơn đảm bảo kỹ thuật 

 

  • Bước 4: Tiến hành đổ bê tông móng 

Sau khi hoàn thiện bước trên, tiến hành đổ bê tông cho móng đơn. Lưu ý, bê tông cần đạt tiêu chuẩn theo hạng mục dành cho móng đơn để đảm bảo chất lượng. Chỉ cần 1 đến 2 ngày sau khi đổ móng là bạn có thể tháo dỡ cốt pha. Thực hiện cắt đầu cọc bê tông và để lại thép chờ để xây tường. 

  • Bước 5: Kiểm tra, bảo dưỡng chất lượng của móng 

Qua một thời gian, nếu như móng đơn xảy ra tình trạng sụt, lún, không đảm bảo chất lượng cần tiến hành bảo dưỡng. Lúc này, đơn vị thi công sẽ tính toán, tìm ra cách khắc phục hiệu quả và hợp lý nhất. 


Kết luận 

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ công thức tính thể tích móng đơn trong xây dựng cho các bạn tham khảo. Hy vọng với công thức trên sẽ hỗ trợ gia chủ tính toán, tìm phương án thi công hợp lý nhất. Còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cách tính móng đơn hay trong lĩnh vực xây dựng hãy bình luận để được giải đáp nhé! 

 

wechat